Đề xuất giống, phân bón… là mặt hàng thiết yếu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Đề xuất giống, phân bón… là mặt hàng thiết yếu

    Ngày 20/7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã có cuộc làm việc tạ TP.HCM với các bộ ngành liên quan nhằm giải quyết vấn đề ách tắc, khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa tại các tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 ở phía Nam.

     

    Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, điều quan trọng hiện nay là các bộ, ngành, địa phương phải chủ động trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

     

    “Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương phải phối hợp thế nào để đảm bảo hàng hóa từ vùng sản xuất đến tay người tiêu dùng được an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch bệnh”, ông Hải nói.

     

    Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như giống, phân bón… cần được nghiên cứu, đề xuất Chính phủ đưa vào danh sách mặt hàng thiết yếu.

    Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên phải) và Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải làm việc tại TP.HCM giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa ngày 20/7. Ảnh: Minh Sáng.

     

    Không thiếu hàng

     

    Ông Lê Viết Bình, Phó Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT phụ trách phía Nam khẳng định rằng tổng lượng hàng hóa cung cấp cho toàn vùng và cho TP.HCM không thiếu.

     

    Tuy nhiên, việc thiếu hay tăng giá cục bộ ở một vài khu vực của TP.HCM là có. Do đó, ngành Công thương của thành phố cần nhận diện chính xác nhu cầu của địa phương, chủng loại, số lượng, dự kiến nguồn cung ở đâu.

     

    Bên cạnh đó, ngành Công thương cũng cần xác định được các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra được các giải pháp và phối hợp với các ngành liên quan như nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải để xử lý.

     

    Liên quan vấn đề này, ông Dương Thái Trung, Trưởng phòng Phân phối hàng hóa (Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) mong muốn Bộ NN-PTNT cung cấp thông tin về hàng hóa.

     

    Ví dụ bây giờ cần một lượng thực phẩm như rau xanh, thịt cá thì lấy ở đâu? Nguồn cung không thiếu nhưng thị trường rất cần biết là nguồn thực phẩm ấy sẽ phải lấy ở đâu, cụ thể lấy được bao nhiêu, liên lạc với ai?

     

    Còn bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước muốn biết được những địa phương muốn đưa hàng về TP. HCM hiện đang mắc ở đâu và muốn tập kết về những khu vực nào. Từ đó, kiến nghị với UBND TP.HCM và các tỉnh giáp ranh bố trí kho tập kết dã chiến.

     

    “Mong rằng ngành Nông nghiệp nếu có kho thì giới thiệu cho ngành Công thương để sử dụng cấp bách trong thời điểm hiện nay”, bà Lê Việt Nga bày tỏ và cho biết thêm, hiện nay phương tiện để vận tải, vận chuyển hàng hóa cũng bị thiếu hụt. Việc cấp giấy cho các xe tiêu thụ cũng chưa đáp ứng được thực tiễn.

    Hàng hóa tại các tỉnh phía Nam không thiếu, vấn đề nằm ở khâu lưu thông. Ảnh: Nguyễn Thủy.

     

    Vai trò của địa phương

     

    Theo quan điểm của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, địa phương mới là những người quyết định. Tất cả những việc có thành công không, hiệu quả đến mức nào, đều cần sự tham gia tích cực của địa phương. Qua quá trình thực tế tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, ông thấy 19 tỉnh, thành đang chịu giãn cách xã hội, có dấu hiệu quá tải.

     

    Để đối phó với vấn đề này, ông Đỗ Thắng Hải đề nghị Bộ NN-PTNT cho phép hai Tổ công tác của hai Bộ được làm việc trực tiếp với nhau để đưa ra các giải pháp cụ thể, chi tiết cho từng kịch bản, từng địa phương.

     

    Ngoài ra, cần sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành khác. Chẳng hạn, Bộ Y tế không cho phép lái xe ra vào khu vực 19 tỉnh giãn cách, Bộ GT-VT và Bộ Công thương cũng không thể tạo luồng xanh.

     

    Do đó, cần có sự thống nhất quan điểm giữa các bên. Ví dụ, Bộ Công thương đề xuất mở các chợ truyền thống, Bộ Y tế ra một số quy chuẩn để được mở chợ, Bộ Công thương góp ý, sau đó chuyển cho Bộ NN-PTNT, Bộ GT-VT vào cuộc để hỗ trợ vận chuyển thực phẩm.

     

    Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kiên quyết: “Phải mở lại bằng được chợ truyền thống. Hiện 70% số giao dịch hàng hóa ở TP.HCM nằm ở khu vực chợ này”.

     

    Ngoài sự vào cuộc của các đơn vị liên quan, Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương cũng sẽ làm việc với các địa phương ở phía Nam đang phải giãn cách xã hội để giải quyết các vấn đề trước mắt.

     

    Theo ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, hiện nay Sở Công thương các địa phương này đã phối hợp với Sở NN-PTNT và Sở GTVT, dựa theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị để xử lý các vướng mắc.

     

    Sở Công thương TP. HCM đề xuất Tổ công tác báo cáo các Bộ ngành để có phương án bảo vệ vùng sản xuất hàng hóa thiết yếu phục vụ cho TP. HCM. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân các khâu từ thu hoạch, vận chuyển, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, bố trí các kho bãi tập kết hàng hóa tại các tỉnh thành, tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu.

     

    Sau khi lắng nghe các ý kiến của ngành Công thương, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đề nghị Bộ Công thương cung cấp địa chỉ 3.000 điểm bán hàng lưu động tại TP.HCM để các địa phương có nơi cung cấp hàng hóa. “Phải làm sao để nguồn cung đã sẵn sàng kết nối được với nguồn cầu”, ông nói.

     

    Theo đại diện của Bộ NN-PTNT, hiện nay hàng hóa vẫn sản xuất được nhưng vấn đề vẫn là tắc giao thông, tắc khâu phân phối chứ không phải khâu sản xuất.

     

    “Các địa phương đều cho biết không thiếu hụt hàng hóa mà chỉ tắc vận chuyển. Mà nếu tình hình ách tắc kéo dài thì rau không để được lâu sẽ hỏng. Vì thế cần tìm giải pháp khắc phục sớm vấn đề này”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

     

    Ông cũng lưu ý thêm, với tình hình hiện nay cần lưu ý đến vấn đề an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến. Phải chú ý đến vấn đề ăn uống, bếp nấu đảm bảo điều kiện để không làm mất an toàn thực phẩm.

     

    Nhất trí với các ý kiến của Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bổ sung rằng một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như giống, phân bón… cần được nghiên cứu, đề xuất Chính phủ vào danh sách mặt hàng thiết yếu.

     

    Đại diện Bộ Công thương cũng thừa nhận Bộ NN-PTNT đã làm rất tốt trong việc cởi bỏ nút thắt, hỗ trợ sản xuất, cung ứng nông sản của các tỉnh phía Nam.

     

    Minh Sáng – Tùng Đinh – Bảo Thắng – Phạm Hiếu

    Báo Nông Nghiệp Việt Nam

    1 Comment

    1. Huỳnh Kim khánh

      Còn thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu bổ sung thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y thì sao ạ?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.