Hiện tại, thị trường thịt lợn thế giới đang biến động mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Tình trạng giết mổ hàng loạt do các đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang làm nguồn cung thịt lợn tăng mạnh, khiến giá bán giảm.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thịt lợn rất lớn. Năm 2018, xuất khẩu thịt lợn trên toàn thế giới đạt hơn 8 tỷ tấn, trong đó 1,5 tỷ tấn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Dự báo năm 2021, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 5,7 tỷ tấn.
Ông Rupert Claxton chuyên gia của công ty tư vấn Gira Food cho rằng Trung Quốc sẽ thay đổi mô hình sản xuất và nhập khẩu thịt lợn. Từ năm 2018 đến năm 2020, ngành thịt lợn của Trung Quốc sụt giảm cùng với nhiều ngành khác như thịt gà, thịt bò, thậm chí cả cừu và thủy sản. Năm 2020 Trung Quốc đã tiêu hủy 26 triệu tấn thịt lợn do sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi (ASF) và tiếp tục diễn ra vào năm 2021. Các Vacxin đã không còn hiệu quả như mong muốn và nhiều trang trại không dùng các biện pháp an toàn sinh học cần thiết để ngăn chặn sự bùng phát trở lại của dịch ASF.
Hiện có một số công ty đang tiến hành tái đầu tư. Trung Quốc đang nỗ lực công nghiệp hóa ngành công nghiệp thịt lợn, ngành mà cho đến nay hầu hết chỉ bao gồm các công ty nhỏ. Một trong những khu liên hợp mới đang được xây dựng, có thể nuôi khỏang 84.000 con lợn nái; mục tiêu tiếp theo là sẽ xây dựng một khu an toàn sinh học nuôi 2 triệu con lợn/năm. Họ bắt đầu xây dựng năm ngoái và dự kiến sẽ có đủ lợn trong năm nay.
Hiện nay, nguồn cung thịt lợn tại Trung Quốc tăng mạnh khiến giá giảm; Tuy nhiên, toàn bộ số lợn hiện nay cần phải thay thế. Điều này có nghĩa là sản xuất của Trung Quốc sẽ phải đạt được một số mục tiêu hoặc kỳ vọng giá sẽ tăng đột biến vào cuối năm 2021.
Phục hồi sau dịch ASF sẽ dẫn đến giảm nhu cầu
Hiện tại, Trung Quốc chiếm 26% trong tổng khối lượng thịt lợn xuất khẩu của Mỹ và chiếm 25% trong tổng khối lượng thịt lợn xuất khẩu của Mexico. Một trong những lý do chính ngoài nguyên nhân do dịch ASF, còn do họ đã nhập khẩu các mẫu thịt mà không quốc gia nào nhập khẩu.
Về khối lượng thịt lợn Mỹ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khoảng 100.000 tấn/tháng trước khi xảy ra dịch ASF, đã tăng lên 150.000 tấn/tháng trong năm 2019 và hiện tại khoảng 350.000 tấn/tháng. Vì vậy, nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu thịt thì Mỹ sẽ phải tìm thị trường mới để xuất khẩu 150.000 – 250.000 tấn thịt/tháng. Australia là thị trường xuất khẩu thịt lợn giá rẻ của Mỹ. Châu Âu ít có cơ hội hơn do họ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm hữu cơ sản xuất trong nước. Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada vẫn sẽ là những thị trường có triển vọng, nhưng tăng trưởng chậm.
Hai thị trường có tiềm năng lớn nhất là Việt Nam – nơi đã bị thiệt hại 50% sản lượng do dịch ASF và thị trường Philippines. Việt Nam có khả năng nhập khẩu 1,5 triệu tấn. Hiện tại, Việt Nam không thể cạnh tranh với khách hàng Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu thì Việt Nam sẽ tăng lượng nhập khẩu lên.
Về cơ bản, Mỹ có nhiều cơ hội xuất khẩu thịt lợn ra khắp thế giới, nhưng không có thị trường nào lớn như Trung Quốc. Mỹ sẽ phải tích cực mở rộng thêm nhiều thị trường hơn nữa để duy trì khối lượng xuất khẩu khi thế giới trở nên cạnh tranh hơn.
Một dấu hiệu đáng mừng là giá thịt lợn trung bình đã tăng trong hai năm qua, tức là các nhà chế biến mua giá cao hơn cho người nông dân, đồng thời không đẩy giá tiêu dùng tăng cao vì nếu tăng quá cao, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giảm.
Ngành công nghiệp thịt lợn Mỹ nên phản ứng như thế nào?
Ngành công nghiệp thịt lợn Mỹ cần tìm thị trường xuất khẩu mới cho những sản phẩm thịt lợn mà trong nước không tiêu thụ như thủ lợn và chân giò lợn. Nói một cách khác, ngành công nghiệp thịt lợn của Mỹ không thể chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước. Ngay cả khi giảm 30% sản lượng, thì vẫn cần xuất khẩu các bộ phận của lợn.
Hiện tại, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn cho tất cả các nước, bao gồm Mỹ, Châu Âu, Brazil… Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp thịt lợn của Trung Quốc đang phục hồi, giá nhập khẩu sẽ giảm xuống. Mỹ cần có các thị trường xuất khẩu mới để duy trì xuất khẩu, chứ không thể hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc.
VICTIC
- Lượng tiêu thụ thịt lợn li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất