[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi lợn trong nông hộ nhỏ có vai trò rất quan trọng trong giải quyết nhu cầu thực phẩm cho con người ngày càng cao và góp phần tạo thu nhập cho nông dân, cải thiện sinh kế và an ninh dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn ra nặng nề trên toàn thế giới. Mặt khác chăn nuôi nông hộ có nhiều lợi thế về nguồn lực, chi phí sản xuất và có thể sản xuất có lãi, cạnh tranh được với chăn nuôi công nghiệp nếu họ biết tận dụng được các lợi thế này. Tuy vậy, chăn nuôi trong nông hộ nhỏ đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về cạnh tranh giá cả, thị trường, chi phí cao, hiệu quả sinh học thấp và vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây đã có nhiều nông hộ “bỏ chuồng trống” do không giải quyết được những khó khăn đó.
Trước tình hình đó, Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bền vững cho đoàn viên thanh niên và nông dân xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi (2019-2022)”.
Nội dung dự án có nhiều hợp phần, trong đó có xây dựng “Mô hình chăn nuôi lợn “khép kín” trong nông hộ”. Điểm mới của mô hình là (1) Nông hộ chăn nuôi lợn nái lai và sản xuất lợn con để nuôi thịt (khép kín); (2) Hệ thống chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để làm thức ăn; (3) Áp dụng các công nghệ chăn nuôi lợn thích hợp để cải thiện năng suất vật nuôi và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Các hoạt động của dự án tập trung vào (1) Xây dựng năng lực kỹ thuật chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn trực tiếp các hộ theo phương pháp tiếp cận “dạy bằng chỉ dẫn, học bằng làm”. Các chủ đề tập huấn cho nông dân mô hình là: Chọn giống; chuồng trại; quản lý sinh sản; thức ăn và giải quyết thức ăn; kỹ thuật chăn nuôi các đối tượng lợn; công tác thú y, an toàn dịch bệnh và vấn đề tiếp cận thị trường, sản xuất theo chuỗi; (2) Hỗ trợ thêm các nguồn lực cho nông hộ trong chăn nuôi lợn: Hỗ trợ lợn nái hậu bị, thức ăn tinh; phối giống và một số thuốc thú y; (3) Tổ chức lại sản xuất bằng việc thành lập HTX dịch vụ Chăn nuôi Trà Phú, để tăng khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường.
Hoạt động của dự án mang tính chất hệ thống, toàn diện từ cải thiện tiềm năng di truyền vật nuôi đến cải thiện môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và tổ chức sản xuất. Dự án triển khai trên 5 hộ mô hình với quy mô mỗi hộ ít nhất 3 lợn nái lai F1 (Yorkshire x Móng Cái) và 20-30 lợn thịt có mặt thường xuyên. Hệ thống chăn nuôi chuồng hở, thức ăn từ các nguyên liệu sẵn có, tại chỗ và áp dụng các kỹ thuật chuồng trại, nuôi dưỡng, phòng bệnh và xử lý chất thải chăn nuôi để đảm bảo (1) An toàn dịch bệnh; (2) an toàn thực phẩm/chất lượng cao; (3) Hiệu quả kinh tế, bền vững.
Đến nay, dự án đã triển khai được gần 2 năm, chúng tôi xin giới thiệu những kết quả ban đầu về mô hình mang lại cho nông hộ và cộng đồng.
Hiện tại, tổng đàn lợn nái sinh sản trong 5 hộ mô hình là 20 con, đã có 47 lứa đẻ với tổng số lợn con cai sữa được sản xuất là 486 con, số lợn thịt đã xuất chuồng 187 con và ước tính đã sản xuất được 15 tấn thịt lợn hơi cung cấp ra thị trường. Mặt khác, một số lượng lớn lợn con cai sữa đã được các hộ bán cho các hộ xung quanh.
Kết quả đánh giá về khả năng sinh sản của đàn lợn nái F1 (Yorkshire × Móng Cái) được phối giống với đực Duroc trong các hộ mô hình cho thấy: Bình quân số con sơ sinh đạt 11,4 con/ổ; Khối lượng sơ sinh đạt 1,29 kg/con; Số con cai sữa đạt 10,3 con/ổ; Khối lượng lợn con cai sữa là 5,68 kg/con; Thời gian nuôi con trung bình 27,8 ngày; Thời gian động dục trở lại sau cai sữa là 5,3 ngày. Hệ số lứa đẻ bình quân là 2,13 lứa/năm. Năng suất sinh sản bước đầu tại các hộ mô hình khá cao, tương đương với các nghiên cứu trước đây trên cùng đối tượng (Nguyễn Văn Đức, 2010; Đặng Vũ Bình và cs., 2008). Hệ thống nuôi “Khép kín” đã chủ động được nguồn lợn giống để nuôi thịt do đó nâng cao được hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ảnh hưởng dịch bệnh khi mua lợn con từ vùng khác về. Từ những thành công ban đầu, đến nay đã có 4 hộ trong mô hình tăng số lượng đàn lợn nái lai F1 (Yorkshire × Móng Cái) lên 4-7 con/hộ, điển hình hộ chị Hồ Thị Hận đã có quy mô đàn lợn nái là 7 con.
Về chăn nuôi lợn thịt, giai đoạn đầu (năm 2020) do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như giá lợn con cao, giá thức ăn tăng nhanh và các hộ ngại đầu tư cho nuôi lợn thịt nên hầu hết lợn con cai sữa đều bán ra bên ngoài. Đến nay, các hộ đã xây dựng chuồng trại, phát triển nuôi lợn thịt theo đúng thiết kế mô hình. Đánh giá về khả năng tăng trọng của lợn lai 3 máu (Duroc × (Yorkshire × Móng Cái)) nuôi trong các hộ mô hình cho thấy khối lượng bắt đầu nuôi thịt là 14,0 kg/con; thời gian nuôi thịt trung bình 3 tháng, và đạt khối lượng lúc xuất bán là 83,8 kg/con; khả năng tăng khối lượng: 758,7 g/con/ngày.
Mô hình chăn nuôi lợn nái
Hộ chị Đào Thị Hải, xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Mô hình chăn nuôi “khép kín” trong nông hộ
Hộ chị Trương Thị Tình, xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Kết quả sơ bộ đánh giá hiệu của mô hình cho thấy, chi phí sản xuất 1 con lợn thịt (khoảng 80-85 kg) là 4-4,5 triệu đồng (chi phí con giống 1,8 triệu đồng, chi phí thức ăn 2,5 triệu đồng, chi phí thuốc thú y 0,3 triệu đồng), với giá bán 65 nghìn đồng/kg lợn hơi thì người chăn nuôi lãi khoảng 1 triệu/con sau 3,5 tháng nuôi.
Bên cạnh về hiệu quả kinh tế thì dự án đã có nhiều tác động tích cực cho phát triển xã hội, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao cung ứng ra thị trường. Năng lực chăn nuôi, tổ chức và tiếp cận với thị trường của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Các hộ mô hình đã có thu nhập khá cao và ổn định từ chăn nuôi. Các hộ mô hình đều được hỗ trợ lắp đặt hầm biogas, chất thải chăn nuôi được xử lý tốt nên không ảnh hưởng đến môi trường, mà bà con còn sử dụng khí để đun nấu, giảm chi phí cho sinh hoạt gia đình. Chị Hồ Thị Hận một hộ dân tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi lợn cho biết “Tham gia thực hiện mô hình này chị đã có nhiều kiến thức, kỹ thuật chăn mới trong nuôi lợn, như làm chuồng úm, kỹ thuật úm lợn con, áp dụng giải pháp tổng hợp trong phòng bệnh lợn, nhờ đó mà trong 2 năm qua đàn lợn không bị bệnh, thu nhập từ chăn nuôi đàn lợn bình quân đạt 120 triệu đồng/năm”.
Hai năm (2019-2021) thực hiện dự án là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như giá thức ăn tăng nhanh trong khi giá sản phẩm chăn nuôi biến động rất lớn; mùa mưa bão năm 2020 đã làm sập hầu hết nhà cửa, chuồng trại của bà con Trà Phú và đặc biệt là 4 đợt dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và triển khai dự án. Với kết quả ban đầu đạt được từ mô hình, có thể khẳng định chăn nuôi lợn “Khép kín” trong nông hộ theo hướng an toàn sinh học là hướng đi đúng đắn để phát triển chăn nuôi bền vững cho nông hộ miền núi Quảng Ngãi nói riêng và các địa phương khác trong nước nói chung.
Lê Đức Thạo, Đinh Văn Dũng và Nguyễn Xuân Bả
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
- chăn nuôi lợn li>
- an toàn sinh học li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất