Phần lớn hoặc toàn bộ khoản lợi nhuận bất thường này nhiều khả năng sẽ được ghi nhận trong quý 4/2021, theo VCSC.
Mảng thức ăn chăn nuôi MNS Feed bao gồm 100% vốn Anco và 75,2% vốn Proconco sẽ được chuyển giao cho De Heus (Nguồn: MML)
CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) mới đây đã công bố hợp tác chiến lược với De Heus Việt Nam, công ty con của Royal De Heus Group (Hà Lan).
Theo đó, De Heus Việt Nam sẽ tiếp quản mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và đầu tư từ 600 – 700 triệu USD vào chuỗi cung ứng đạm động vật tại Việt Nam.
MSN cho biết giao dịch là một phần của bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác được hai bên ký kết vào tháng 9/2021. Masan MEATLife (MML) sẽ tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm thịt có thương hiệu còn De Heus sẽ ưu tiên cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và chăn nuôi.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá hợp tác chiến lược giữa MSN và De Heus là một động thái tích cực đáng kể đối với kế hoạch tăng trưởng của MML, vì De Heus sẽ cung cấp cho công ty này một số lượng lớn heo đầu vào có chất lượng cao, đồng nhất và giá thành cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc bán mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng thể hiện nỗ lực của MSN trong việc tái cơ cấu danh mục hoạt động kinh doanh để trở thành công ty tập trung 100% vào các mảng kinh doanh tiêu dùng.
Theo VCSC, giá chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi tương đương tỉ lệ EV/EBITDA là 11,5 lần, dựa trên ước tính EBITDA năm 2021 của ban lãnh đạo.
“Trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất, MSN dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường 4.800-5.500 tỉ đồng từ giao dịch này. Phần lớn hoặc toàn bộ khoản lợi nhuận bất thường này nhiều khả năng sẽ được ghi nhận trong quý 4/2021”, báo cáo nêu.
Bên cạnh đó, De Heus cũng được kỳ vọng sẽ là một trong những đối tác cung cấp lượng lớn thịt heo cho MML với cam kết sẽ cung cấp cho MML ít nhất 2,8 triệu con heo hơi trong vòng 5 năm tới. Theo Masan, nguồn cung từ De Heus sẽ chiếm khoảng 30%-40% tổng nguồn cung heo hơi đến từ các đối tác bên ngoài của MML./.
Đồng Tiến
Nguồn: Viettime
- masan li>
- sản xuất thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất