[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cuối năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã ký kết bản Hiệp định tài trợ Dự án Phát triển kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông, viết tắt là “Dự án 3EM”. Sau 6 năm triển khai, dự án đã kết thúc, với nhiều thành tựu lớn.
Ông Đào Văn Xuyên nuôi gà trong vườn cà phê. Ảnh: Chu Khôi
Gà cộng sinh với cà phê
Mới đây, chúng tôi đã có chuyến điền dã đến tỉnh Đắk Nông để tìm hiểu về hiệu quả của dự án 3EM. Điểm đến trước tiên là vườn cà phê của gia đình ông Đào Văn Xuyên ở thôn Tư, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp. Vào thời điểm này, vườn cà phê của gia đình ông Xuyên cũng như hầu hết những vườn cà phê khác ở Tây Nguyên, những trái cà phê đang rực màu đỏ tím trong những tán lá xanh. Nhưng điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là dưới tán cà phê, những con gà ta đủ màu sắc đang nhởn nhơ bới đất tìm mồi, trông thật thích mắt.
Tận dụng diện tích vườn cà phê 1,5 ha của gia đình, ông Xuyên đã đầu tư nuôi gà thả vườn dưới tán cà phê, thu lợi nhuận mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Ông Xuyên cho biết: Trước đây chỉ độc canh cây cà phê, lợi nhuận rất bấp bênh, nhiều mùa giá bán cà phê rớt xuống dưới giá thành, bị thua lỗ. Sau nhiều lần được dự án 3EM đưa đi tham quan và tập huấn về các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, tôi đã bắt tay vào nuôi gà thả vườn dưới tán cây cà phê và để gà tự do đi lại, ăn ở. Ông chia sẻ, cách chăn nuôi này có ưu điểm tận dụng phân, chất thải bón trực tiếp cho cây cối, gà vặt cỏ ăn nên không phải dọn vườn. Thêm vào đó, gà có tập tính bới đất tìm sâu bọ nên tốt cho cây; ngược lại, gà cũng được cây che bóng mát, ít bệnh hơn. Chưa kể đến việc tận dụng được nguồn phân hữu cơ bón lại cho cây cà phê, giúp giảm chi phí đầu vào. Trước kia chưa nuôi gà, mỗi năm phải chi phí 60 triệu tiền phân bón cho 1 ha cà phê. Từ khi nuôi gà, chỉ mất 17-18 triệu đồng mỗi năm để mua phân bón vô cơ nên tiết kiệm được nhiều chi phí.
Vịn tay vào cành cà phê mọng những trái chín, ông Xuyên nhẩm tính, năm nay dự trù thu hoạch hơn 6 tấn cà phê (1,5 ha). Với giá hiện tại 44,5 triệu đồng/tấn, trừ tiền thuê lao động, phân bón, chi phí tưới nước, sẽ còn lãi khoảng 150 triệu đồng. Bình quân một năm, ông Xuyên nuôi 10 lứa gà, mỗi lứa thả nuôi 1.000 con. Gia đình ông chỉ nuôi khoảng 4 tháng dưới tán cà phê là đàn gà cả ngàn con đã đạt trọng lượng 2 – 2,2 kg/con, xuất bán với giá hiện tại 70.000 đồng/kg. Năm 2016, gia đình ông Xuyên xuất bán 20.000 con gà, cho tổng doanh thu 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí, thu về hơn 500 trăm triệu đồng. Để phát huy hiệu quả kinh tế, ông Xuyên chọn hình thức nuôi gối đầu theo từng đợt. Giống ở đây là giống gà lai chọi. Quy trình khá đơn giản, ban ngày thả ra vườn, tối chúng tự động về chuồng. Trong 20 ngày đầu tiên cho ăn cám công nghiệp, giai đoạn sau đó cho ăn cám trộn bắp xanh, 2 tháng cuối thì chỉ cho ăn bắp (ngô). Nhà trồng 5 sào ngô làm thức ăn cho nuôi gà. Sau mỗi đợt nuôi, ông Xuyên phải thuê người về phun thuốc và rắc vôi sát khuẩn vệ sinh lại chuồng, vườn nhằm tạo môi trường sạch cho lứa gà tiếp theo. Ông Xuyên tham gia HTX nông nghiệp Toàn Phát, xã viên là những người cùng sống trên địa bàn thôn Tư, được HTX bao tiêu toàn bộ cả đầu vào và đầu ra. Ở đầu vào, HTX đứng ra mua con giống và cám công nghiệp từ các nhà máy lớn Japfa hoặc Dabaco đưa về cung cấp cho các hộ gia đình. Toàn bộ gà xuất chuồng được HTX ký hợp đồng với các DN đến thu mua.
Ông Bùi Văn Ánh, Giám đốc HTX nông nghiệp Toàn Phát cho biết: Với sự tư vấn và hỗ trợ từ dự án 3EM, HTX đã tập hợp được gần 100 hộ chăn nuôi, chia thành 4 nhóm: gà, heo đồng bào, dê, bò. Các vật nuôi này đều được chăn thả vườn dưới tán cây cà phê, điều. Riêng nhóm nuôi gà có hơn 30 hộ tham gia, chăn nuôi các giống gà lai chọi, gà Ji lai Dabaco, gà thả vườn Japfa… được HTX bao tiêu sản phẩm. Để có được thành công đó, ngoài việc chủ động con giống, các hộ còn trợ giúp nhau về ngày công tiêm phòng… Các nhóm hộ cùng nhau cộng tác, rất gần gũi như anh em, nhờ đó kết nối sản xuất theo chuỗi, định hướng chiến lược rất rõ ràng, từ con giống đến đầu ra. Trung bình mỗi tháng HTX xuất 3.000 con gà thịt, đầu ra ký hợp đồng với một số doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, họ mua và bán tại TP Hồ Chí Minh.
Đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 43,4% xuống còn 19,8%
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án 3EM tỉnh Đắk Nông cho biết: 3EM là viết tắt của tên tiếng Anh đầy đủ là Project for the Sustainable Economic Empowerment of Ethnic Minorities in Dak Nong Province. Dự án được IFAD tài trợ, bao gồm một khoản vay ưu đãi và vốn viện trợ không hoàn lại, có tổng giá trị 19,90 triệu USD. Tỉnh Đăk Nông bố trí nguồn vốn đối ứng 2,30 triệu USD, vốn Ngân hàng NN&PTNT tham gia thành phần tín dụng khoảng 0,9 triệu USD, vốn đóng góp của người hưởng lợi 0,7 triệu USD. Các hoạt động của Dự án hướng tới nâng cao thu nhập của các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo và cận nghèo, đặc biệt chú trọng vào phụ nữ. UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan chủ quản và chỉ đạo việc thực hiện, Dự án có sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ngân hàng NN&PTNT. Đến nay sau gần 6 năm triển khai, Dự án 3EM đã kết thúc vào tháng 12/2016.
Theo ông Tuấn Anh, để các nhóm có thể hoạt động hiệu quả, thời gian qua, Dự án đã triển khai thực hiện rất nhiều chương trình cụ thể như: đào tạo tiểu giáo viên, xây dựng các nhãn hiệu tập thể cho nhóm; hỗ trợ tài chính cho nhóm thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh; nâng cấp tổ, nhóm lên hợp tác xã; hỗ trợ nhóm tổ chức kết nối mua chung, bán chung; hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, nhóm thí điểm hợp tác công tư PPP trong phát triển chuỗi giá trị… Trong thời gian từ năm 2012-2015, Dự án đã hình thành được 160 nhóm cùng sở thích trên địa bàn của 23 xã, với khoảng 3.205 thành viên tham gia; trong đó, có khoảng 1.867 thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, nhóm hoạt động hiệu quả trung bình trở lên chiếm tới gần 79%. Cùng với việc hỗ trợ tài chính, các nhóm triển khai 26 phương án sản xuất, kinh doanh, đồng thời đã kết nối cho 25 nhóm đồng trách nhiệm với 11 DN để tổ chức mua chung, bán chung, hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, Dự án cũng đã đầu tư 147 công trình cơ sở hạ tầng, giúp người dân vùng sâu, vùng xa thúc đẩy hoạt động sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm làm ra.
Các hoạt động của Dự án 3EM đã mang lại những hiệu quả lớn, được nhà tài trợ IFAD đánh giá cao. Thực tế đã cho thấy, qua thời gian triển khai thực hiện Dự án, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã trong vùng dự án đã giảm mạnh, từ 43,4% (năm 2011) xuống còn 19,8% (năm 2016). Như vậy, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 3,9%, giảm nhanh hơn so với tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh.
Theo số liệu điều tra đánh giá tác động cuối kỳ thì các chỉ số bắt buộc của nhà tài trợ đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo chung của tỉnh. Trong thực tế, nhà cửa của các hộ trong vùng dự án đã được cải thiện theo hướng bền vững hơn. Ngoài ra, điều kiện sinh hoạt như nước sạch, nhà vệ sinh hợp vệ sinh cũng đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, tình trạng thiếu ăn đã được cải thiện mạnh mẽ. Theo kết quả khảo sát cuối kỳ thì tỷ lệ hộ thiếu ăn đã giảm từ 49,4% xuống còn 18,1%, tức đã giảm được hơn 60% so với năm 2011. Như vậy, về cơ bản, Dự án đã đạt được mục tiêu về “Giảm ít nhất 40% tỷ lệ hộ thiếu ăn vùng dự án so với đầu kỳ”…
Chu Khôi
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia súc li>
- vietgap li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà lôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi bò li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- truy xuất nguồn heo li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- tin tức chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất