Dịch cúm gia cầm đang diễn biến nghiêm trọng ở châu Âu.
Gia cầm nhiễm bệnh bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan. Ảnh: Getty
Gia cầm và các loài chim hoang dã ở châu Âu đang chết hàng loạt vì dịch cúm. Dịch cúm gia cầm lần này được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm.
Dịch bệnh nguy hiểm
Hình ảnh xác chim hoang dã chết, những người mặc bộ đồ trắng mang gia cầm chết ra khỏi chuồng bỗng chốc trở nên quá quen thuộc đối với bất cứ ai đang chăn nuôi gia cầm hoặc bảo tồn chim trên khắp châu Âu thời gian gần đây.
Người nông dân chăn nuôi gia cầm Alrik Visscher đến từ Dalfsen, miền Đông Hà Lan là một trong những nông dân mất trắng vì dịch cúm.
Anh Visscher điều hành một trang trại gia đình cùng với cha mẹ mình. 4 trong số các chuồng trại của anh hiện đã trống trơn. Thông thường, trong trang trại sẽ có tới khoảng 115.000 con gà, ăn thóc và đẻ trứng. Hiện giờ, Visschers đang phải làm sạch và khử trùng mọi thứ.
Anh Alrik Visscher và trang trại gà trước khi dịch bệnh xuất hiện
Anh Visscher nhận xét, người nông dân châu Âu hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tài chính, họ mất tất cả nguồn thu nhập của mình.
Hãng tin DW (Đức) cho biết, dịch bệnh có thể đến từ bất cứ đâu. Gió mang theo lông chim của những con vật đã nhiễm bệnh, chuột đụng phải phân chim nhiễm bệnh,.. tất cả những điều đơn giản như vậy đều có thể mang virus vào chuồng trại của người chăn nuôi gia cầm. Mặc dù các nước đã áp dụng chặt chẽ các biện pháp vệ sinh nhưng dịch bệnh vẫn chưa dừng lại.
Nguy cơ lây nhiễm cả năm
Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) cho hay, châu lục này đang trải qua cuộc khủng hoảng cúm gia cầm tệ nhất từ trước tới nay với gần 50 triệu gia cầm bị tiêu hủy và sự tồn tại của virus trong suốt mùa hè đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng vào mùa tới.
Trong những năm qua, dịch cúm gia cầm sẽ giảm khi thời tiết ấm hơn và các loài chim hoang dã dừng lại quá trình đi di cư vào mùa thu và mùa đông.
Tuy nhiên, hiện nay, các đợt bùng phát vẫn tiếp tục xảy ra trên khắp nước Anh và các nơi khác ở châu Âu vào mùa hè, dẫn đến lo ngại rằng các biến thể độc lực cao của cúm gia cầm hiện vẫn đang có trong các loài chim hoang dã, tạo ra nguy cơ lây nhiễm trong cả năm.
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay, số lượng bùng phát bệnh dịch ở các loài chim đã được thuần hóa cao hơn 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia cho biết, hiện nay tất cả các loại chim đều đã bị nhiễm bệnh, điều này khiến cho virus vẫn còn lây lan.
Các chuyên gia về dịch bệnh chỉ ra: các đợt bùng phát có thể tồi tệ hơn vào mùa đông năm nay.
Gần 50 triệu gia cầm bị tiêu hủy trong các chuồng trại ở châu Âu trong mùa dịch bệnh này
Dịch lây lan nghiêm trọng qua đường chim di cư
Hãng tin Reuters (Anh) cho hay, sự lây lan của bệnh cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) là mối lo ngại đối với các chính phủ và ngành chăn nuôi gia cầm do sự tàn phá mà nó có thể gây ra đối với đàn gia cầm cũng như khả năng bị hạn chế buôn bán và nguy cơ bệnh dịch lây truyền sang người.
Theo một báo cáo tổng quan chung của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), một số lượng lớn các đợt bùng phát chưa từng có đã được ghi nhận ở các loài chim hoang dã và gia cầm trong mùa hè này, gây ra cái chết hàng loạt cho các đàn chim biển sinh sản trên bờ biển bắc Đại Tây Dương.
Cúm gia cầm thường tấn công động vật vào những tháng mùa thu và mùa đông. Bệnh dịch được lây truyền qua phân của chim hoang dã di cư bị nhiễm bệnh hoặc do động vật tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, quần áo và những đồ dùng nhiễm bệnh.
Guilhem de Seze, một quan chức cấp cao của EFSA cho rằng: “Khi cuộc di cư vào mùa thu bắt đầu và số lượng chim hoang dã trú đông ở châu Âu tăng lên, chúng có nguy cơ bị nhiễm virus HPAI cao hơn những năm trước do sự tồn tại của virus này đang diễn ra ở châu Âu.”
Dịch bệnh mùa này đã ảnh hưởng tới tổng cộng 37 quốc gia châu Âu, đây là phạm vi bị ảnh hưởng trên địa lý lớn nhất được ghi nhận, và virus này đã vượt Đại Tây Dương theo đường chim di cư, gây ra một đợt bùng dịch nghiêm trọng ở gia cầm tại một số khu vực ở Canada và Mỹ, EFSA cho biết.
Minh Phương
Phụ nữ VN
- động vật hoang dã li>
- dịch cúm li>
- dịch cúm gia cầm li>
- H5N1 li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất