Nhờ thay đổi phương pháp kiểm dịch động vật từ mẫu đơn sang mẫu gộp, từ vi sinh sang PCR, Realtime PCR, chi phí xét nghiệm giảm 50 – 70%.
- Đảm bảo công tác kiểm dịch động vật từ biên giới đến nội địa
- Một dự thảo nghị định có nguy cơ làm vỡ kiểm dịch thú y
- Giảm 50% phí kiểm dịch gia cầm
Việc chuyển từ xét nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh vật mẫu vật sang xét nghiệm bằng công nghệ sinh học phân tử PCR, Realtime PCR là bước đột phá cho hoạt động kiểm dịch động vật. Ảnh: Quang Linh.
Nhằm tháo gỡ khó khăn và tiết giảm chi phí, thời gian kiểm dịch động vật nhập khẩu, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư 06 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và Thông tư 09 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Sau gần hai tháng triển khai, Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài, Chi cục Thú y vùng 1 đánh giá, Thông tư mới giúp doanh nghiệp cắt giảm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí thực hiện các thủ tục hành chính và kiểm dịch theo quy định, đặc biệt là chi phí lấy mẫu, xét nghiệm.
Trước kia, việc kiểm dịch được thực hiện theo các chỉ tiêu vi sinh vật, nhưng từ khi triển khai Thông tư 06 và Thông tư 09, các chỉ tiêu kiểm dịch sẽ tập trung vào kiểm tra các tác nhân gây bệnh trên đối tượng kiểm dịch.
Điều này không chỉ giúp tiết giảm thời gian và chi phí cho hoạt động kiểm dịch mà còn hướng hoạt động kiểm tra chuyên ngành về đúng chuyên môn của ngành thú y là quản lý, phát hiện các dịch bệnh gây hại có nguy cơ tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi nước nhà.
Ông Phạm Thanh An cho biết thêm, theo Thông tư mới, chỉ tiêu kiểm dịch sẽ tập trung vào kiểm tra các tác nhân gây bệnh trên đối tượng kiểm dịch, chính vì vậy đã giảm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp trong thủ tục hành chính.
Các quy định kiểm dịch mới đã giúp doanh nghiệp cắt giảm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí. Ảnh: Quang Linh.
“Các lô hàng trước đây cần từ 1 đến 2 triệu đồng cho các chi phí kiểm dịch, xét nghiệm thì từ khi áp dụng hai Thông tư mới, chỉ tốn khoảng vài trăm nghìn đồng cho đến hơn 1 triệu đồng, giảm 50 – 70% chi phí phân tích mẫu cho doanh nghiệp”, ông An cho biết.
Bên cạnh thay đổi đối tượng kiểm dịch, Thông tư 06 và Thông tư 09 cũng thay đổi phương pháp kiểm dịch từ mẫu đơn sang mẫu gộp. Trong đó, việc chuyển từ xét nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh vật mẫu vật sang xét nghiệm bằng công nghệ sinh học phân tử (PCR; Realtime PCR) chính là bước đột phá cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành vô cùng quan trọng này.
Theo ông Phạm Thanh An, ưu điểm lớn nhất của hai thông tư mới là chuyển từ xét nghiệm trên mẫu đơn sang tiến hành trên các mẫu xét nghiệm gộp (05 mẫu đơn gộp thành 01 mẫu để xét nghiệm với từng chỉ tiêu bệnh), qua đó, tiết giảm được phần lớn chi phí cho doanh nghiệp.
Sau gần 2 tháng triển khai Thông tư 06 và Thông tư 09, không chỉ phía cơ quan quản lý nhà nước giảm tải được khối lượng lớn công việc liên quan tới lấy mẫu và trả kết quả kiểm dịch động vật, mà hơn ai hết, chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới là người cảm nhận rõ nét nhất hiệu quả, lợi ích của quy định mới mang lại.
Ông Lại Tiến Long, Công Ty TNHH Thực Phẩm Sạch Thương Mại T&P cho biết, việc áp dụng Thông tư 08 và Thông tư 09 đã đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, thời gian lấy mẫu và trả kết quả kiểm dịch giảm từ 3 – 5 ngày xuống còn 1 – 3 ngày.
Cùng chung quan điểm,ông Nguyễn Hữu Vượng, Công ty TNHH Hoàng Lê chia sẻ, kể từ khi áp dụng Thông tư 06 và 09, doanh nghiệp cảm thấy rất hài lòng, bởi về mặt thời gian không chỉ giảm được từ 3 – 5 ngày xuống con 1 – 3 ngày mà chi phí cũng tiếu giảm được 50 – 70%.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động bất lợi, chi phí logistic còn neo ở mức rất cao như hiện nay, việc Bộ NN-PTNT kịp thời đưa Thông tư 06 và Thông tư 09 vào áp dụng trong hoạt động kiểm dịch động vật đã giảm được gánh nặng rất lớn về chi phí, thời gian, nhân lực với doanh nghiệp và người dân.
Theo Thông tư 06, sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT đã được cắt giảm từ 7 nhóm xuống chỉ còn 2 nhóm. Các sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch bao gồm: Sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh; Các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Nguyễn Huân – Quang Linh
Nguồn: nongnghiep.vn
- kiểm dịch động vật li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất