[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá nhập khẩu trung bình nhiều mặt hàng TACN&NL trong năm 2022 hầu hết tăng so với năm 2021. Một số mặt hàng có mức tăng dưới 10% như: Khô hướng dương, khô dầu cọ, khô dầu dừa, khô hạt cải, bột gan mực… Giá nhập khẩu một số chủng loại tăng từ 10% đến 20% là: Khô đậu tương, khô dầu lạc, bột thịt xương, bột gia cầm, bột cá, bột bánh mỳ, cám ngô… và một số mặt hàng giá nhập khẩu tăng trên 20% là cám gạo, cám mỳ, bột huyết tương, bột lông vũ…
Biểu đồ: Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
Số liệu: VITIC
Theo số liệu thống kê sơ bộ, lượng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam trong tháng 12/2022 đạt 1,12 triệu tấn, trị giá 584,7 triệu USD, tăng 14,9% về lượng và tăng 20,3% về trị giá so với tháng trước, tăng 26,8% về lượng và tăng 35,8% về trị giá so với tháng 12/2021. Trong năm 2022, lượng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam đạt 10,32 triệu tấn, trị giá 5,6 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 13,6% về trị giá so với năm 2021.
NHÓM HÀNG
Lượng nhập khẩu nhóm hàng TACN&NL về Việt Nam trong năm 2023 dự báo tăng nhẹ so với năm 2022, đạt khoảng 10,5 triệu tấn, trị giá 5,55 tỷ USD, do giá nhập khẩu một số chủng loại TACN&NL giảm so với năm 2022 như: Đậu tương, lúa mỳ, ngô…
Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 39 chủng loại TACN&NL, giảm 2 chủng loại so với năm 2021. Lượng nhập khẩu một số chủng loại chính tăng mạnh so với năm 2021 như: Bột thịt xương, bột gia cầm, bột huyết tương, bột tôm, cám ngô, khô dầu dừa… Trong khi đó, lượng nhập khẩu một số chủng loại chính giảm so với năm 2021 như khô đậu tương, khô dầu cọ, bột cá, cám gạo, cám mỳ…
Giá nhập khẩu trung bình nhiều mặt hàng TACN&NL trong năm 2022 hầu hết tăng so với năm 2021. Một số mặt hàng có mức tăng dưới 10% như: Khô hướng dương, khô dầu cọ, khô dầu dừa, khô hạt cải, bột gan mực… Giá nhập khẩu một số chủng loại tăng từ 10% đến 20% là: Khô đậu tương, khô dầu lạc, bột thịt xương, bột gia cầm, bột cá, bột bánh mỳ, cám ngô… và một số mặt hàng giá nhập khẩu tăng trên 20% là cám gạo, cám mỳ, bột huyết tương, bột lông vũ…
Nhóm khô hạt có dầu
Mặt hàng khô đậu tương:
Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2022 đạt 5,01 triệu tấn, trị giá 2,81 tỷ USD, giảm 0,3% về lượng nhưng tăng 12% về trị giá so với năm 2021, chiếm 48,5% về lượng và 50,1% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Thị trường cung cấp chính khô đậu tương là Nam Mỹ và Mỹ. Giá nhập khẩu trung bình khô đậu tương trong năm 2022 ở mức 560 USD/tấn, tăng 12,3% so với năm 2021. Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm 2023 dự báo tương đương năm 2022, trị giá 2,7 tỷ USD do giá nhập khẩu giảm so với năm 2022.
Khô dầu cọ:
Lượng nhập khẩu khô dầu cọ trong năm 2022 đạt 591,9 nghìn tấn, trị giá 122,3 triệu USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với năm 2021, chiếm 5,7% về lượng và 2,2% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Giá nhập khẩu khô dầu cọ trong năm 2022 đạt 207 USD/tấn, tăng 8,7% so với năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô dầu cọ là Indonesia (đạt 542,4 nghìn tấn) và Malaysia (đạt 27,4 nghìn tấn).
Mặt hàng khô hạt cải:
Lượng nhập khẩu khô hạt cải trong năm 2022 đạt 276,4 nghìn tấn, trị giá 102,7 triệu USD, giảm 4,5% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với năm 2021, chiếm 2,7% về lượng và 1,8% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Giá nhập khẩu trung bình mặt hàng này trong năm 2022 đạt 371 USD/tấn, tăng 4,6% so với năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng khô hạt cải là Ấn Độ, UAE, Pakixtan…
Nhóm bột protein thực vật:
Trong năm 2022, lượng nhập khẩu DDGS đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 521,1 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 19,1% về trị giá so với năm 2021, chiếm 13,5% về lượng và 9,3% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Giá nhập khẩu trung bình DDGS trong năm 2022 ở mức 373 USD/tấn, tăng 18,9% so với năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Mỹ. Lượng nhập khẩu DDGS về Việt Nam trong năm 2023 dự báo đạt khoảng 1,5 triệu tấn, với giá nhập khẩu trung bình 365- 370 USD/tấn.
Trong năm 2022, lượng nhập khẩu cám gạo về Việt Nam đạt 542,9 nghìn tấn, trị giá 118,2 triệu USD, giảm 4,3% về lượng nhưng tăng 15,3% về trị giá so với năm 2021, chiếm 5,3% về lượng và 2,1% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Giá nhập khẩu trung bình cám gạo trong năm 2022 ở mức 218 USD/tấn, tăng 20,5% so năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ.
Lượng nhập khẩu cám ngô trong năm 2022 đạt 174,8 nghìn tấn, trị giá 51,3 triệu USD, tăng 21,5% về lượng và tăng 35,1% về trị giá so với năm 2021. Giá trung bình cám ngô nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2022 đạt 293 USD/tấn, tăng 11,1% so với năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong năm 2022, lượng nhập khẩu cám mỳ đạt 391,4 nghìn tấn, giảm 15,3% so với năm 2021. Giá nhập khẩu trung bình cám mỳ năm 2022 ở mức 276 USD/tấn, tăng 21,1% so với 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Tanzania, Indonesia…
Nhóm bột protein động vật
Trong năm 2022, lượng nhập khẩu bột thịt xương về Việt Nam đạt 787 nghìn tấn, trị giá 433,7 triệu USD, tăng 18,2% về lượng và tăng 32,7% về trị giá so với năm 2021, chiếm 7,6% về lượng và 7,8% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Giá nhập khẩu trung bình bột thịt xương trong năm 2022 ở mức 551 USD/tấn, tăng 12,3% so với năm 2021. Thị trường chính cung cấp bột thịt xương là Mỹ và EU.
Nhập khẩu bột gia cầm trong năm 2022 đạt 238,3 nghìn tấn, trị giá 227,7 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 28,8% về trị giá so với năm 2021. Giá nhập khẩu trung bình bột gia cầm trong năm 2022 ở mức 956 USD/tấn, tăng 10,7% so với năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Mỹ, Braxin, Ả Rập Xê Út…
Nhập khẩu bột cá trong năm 2022 đạt 129,7 nghìn tấn, giảm 4,7% so với năm 2021. Giá nhập khẩu trung bình bột cá trong năm 2022 ở mức 1.525 USD/tấn, tăng 18,4% so với năm 2021. Thị trường cung cấp chính mặt hàng này là Ấn Độ, Ôman, Pêru…
Nhóm chất tổng hợp và bổ trợ (CTH&BT) hay còn gọi là thức ăn bổ sung:
Trong năm 2022, kim ngạch nhập khẩu nhóm CTH&BT đạt 548,4 triệu USD, tăng 0,3% so với năm 2021. Thị trường cung cấp chính là Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Singapore..).
THỊ TRƯỜNG
Trong năm 2022, có 98 thị trường cung cấp TACN&NL cho Việt Nam, tăng 11 thị trường so với năm 2021. Lượng nhập khẩu TACN&NL của Việt Nam từ một số thị trường chính giảm so với cùng kỳ năm 2021 như Achentina, Mỹ, …
Achentina là thị trường cung cấp TACN&NL lớn nhất cho Việt Nam trong năm 2022, đạt 3,01 triệu tấn, trị giá 1,67 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2021 và chiếm 29,2% về lượng và chiếm tỷ trọng 30,4% trong tổng nhập khẩu TACN&NL của Việt Nam, giảm so với 34% của năm 2021. Mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường này là khô đậu tương, DDGS, bột thịt xương, bột lông vũ… Nhập khẩu TACN&NL từ thị trường Achentina trong năm 2023 dự báo đạt 3,2 triệu tấn, trị giá 1,6 tỷ USD.
Braxin là thị trường cung cấp TACN&NL lớn thứ 2 cho Việt Nam trong năm 2022 với lượng và trị giá tăng mạnh, đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 1,03 tỷ USD, tăng 41,4% về lượng và tăng 56,9% về trị giá so với năm 2021. Nhập khẩu TACN&NL từ thị trường này chiếm 17,2% về lượng và 18,7% về trị giá trong nhập khẩu TACN&NL của Việt Nam. Mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường này là khô đậu tương, bột gia cầm, bột lông vũ… Với lợi thế từ nguồn cung đậu tương dồi dào, giá cạnh tranh so với một số thị trường cung cấp khác, dự báo đây sẽ là thị trường cung cấp lớn hàng TACN&NL cho Việt Nam trong năm 2023.
Mỹ là thị trường cung cấp TACN&NL lớn thứ 3 cho Việt Nam trong năm 2022, đạt 1,61 triệu tấn, trị giá 749,2 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 4,7% về trị giá so với năm 2021.
Nhập khẩu TACN&NL từ thị trường này chiếm 15,6% về lượng và 13,6% về trị giá trong nhập khẩu TACN&NL của Việt Nam. Mặt hàng nhập khẩu chính từ Mỹ là DDGS, bột thịt xương, bột gia cầm… Nhập khẩu TACN&NL trong năm 2022 từ thị trường EU đạt 609,3 nghìn tấn, trị giá 435,1 triệu USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 25,9% về trị giá so với năm 2021. Nhập khẩu TACN&NL từ thị trường này chiếm 5,9% về lượng và 7,9% về trị giá trong nhập khẩu TACN&NL của Việt Nam. Mặt hàng nhập khẩu chính từ EU là bột thịt xương, bột gia cầm, chất tổng hợp…
Trong khối EU, Hà Lan là thị trường cung cấp lớn nhất, đạt 139,6 nghìn tấn, trị giá 98,3 triệu USD trong năm 2022, tăng 8% về lượng và tăng 10,7% về trị giá so với năm 2021 và chiếm 22,9% về lượng và 22,6% về trị giá trong tổng nhập khẩu TACN&NL từ EU. Tiếp đến nhập khẩu TACN&NL từ thị trường Pháp, đạt 59,5 nghìn tấn, trị giá 75,7 triệu USD, tăng 42,3% về lượng và 83,8% về trị giá so với năm 2021 và chiếm 9,8% về lượng và 17,4% về trị giá trong nhập khẩu TACN&NL từ EU…
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL trong năm 2022 từ một số thị trường tăng mạnh so với năm 2021 như: Từ Italy đạt 68,4 triệu USD, tăng 67,3% và chiếm 1,4% tỷ trọng nhập khẩu; Từ Ấn Độ đạt 338,8 triệu USD, tăng 26,7% và chiếm 6,2% tỷ trọng; Từ Thái Lan đạt 118,7 triệu USD, tăng 28,8% và chiếm 2,2% tỷ trọng nhập khẩu…
Kim ngạch nhập khẩu TACN&NL từ một số thị trường trong năm 2022 giảm mạnh so với năm 2021 như: Nhập khẩu từ Singapore đạt 67,3 triệu USD, giảm 10,3% và chiếm 1,2% tỷ trọng nhập khẩu; Từ thị trường Đài Loan đạt 55 triệu USD, giảm 31,7% và chiếm 1% tỷ trọng; Từ Malaysia đạt 34,6 triệu USD, giảm 51,2% và chiếm 0,6% tỷ trọng nhập khẩu…
CẢNG/CỬA NHẬP KHẨU
Trong năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 10,32 triệu tấn hàng TACN&NL qua 57 cảng và cửa khẩu, giảm 3 cảng/cửa khẩu so với năm 2021. Khối lượng hàng TACN&NL qua cảng Cát Lái lớn nhất với 1,83 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2021 và chiếm tới 23% tổng lượng nhập khẩu TACN&NL qua các cảng, cửa khẩu. Tiếp đến là cảng Container Quốc Tế SP – PSA đạt 1,36 triệu tấn, tăng 0,5% so với năm 2021.
Trong năm 2022, lượng hàng qua một số cảng tăng mạnh như nhập khẩu qua cảng Phú Mỹ đạt 1,18 triệu tấn, tăng 58,5%; Hàng qua cảng Hòn Gai tăng 21,8% so với năm 2021, đạt 418,4 nghìn tấn…
Lượng hàng qua một số cảng lớn giảm so với năm 2021 như cảng SITV, đạt 677,1 nghìn tấn, giảm 25,3%; Hàng qua cảng Tân Vũ đạt 402,4 nghìn tấn, giảm 12,2%; qua cảng Xanh giảm 20,6%, đạt 283,4 nghìn tấn…
DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU
Trong năm 2022, có 916 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu mặt hàng TACN&NL về Việt Nam, giảm 17 doanh nghiệp so với năm 2021. Trong đó, doanh nghiệp nhập khẩu đạt kim ngạch cao nhất là Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam, với 409 triệu USD; Tiếp đến là Công ty Cổ phần Khai Anh – Bình Thuận đạt 344,9 triệu USD; Công ty TNHH Cargill Việt Nam đạt 292 triệu USD…
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
Bộ Công thương
- thị trường NL TĂCN li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất