[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Công ty TNHH De Heus và đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã ký thỏa thuận hợp tác “Xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu giai đoạn 2023 – 2028”.
Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà
Sáng ngày 11/5, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức “Hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB)” tại tỉnh Tây Ninh.
Tham dự hội nghị có sự hiện diện của: Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Trung tâm thuộc Bộ NN&PTNT; ông Trần Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tây Ninh; đại diện lãnh đạo các Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi – Thú y các tỉnh phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng; lãnh đạo Hiệp hội Gia Cầm Việt Nam, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam; ông Johan Van Den Ban – Tổng Giám Đốc Công ty TNHH De Heus Việt Nam; đại diện các trang trại và HTX chăn nuôi gia cầm các tỉnh phía Nam…
Tại Hội nghị, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y và đại diện một số tỉnh, thành phố và doanh nghiệp tiên phong, có tiềm lực tổ chức xây dựng vùng, chuỗi ATDB được mời chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thành công chuỗi, vùng ATDB động vật, cũng như những thuận lợi, khó khăn, thách thức và giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian vừa qua.
Trong khuôn khổ hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Công ty TNHH De Heus tổ chức ký thỏa thuận hợp tác “Xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu giai đoạn 2023 – 2028”.
Thỏa thuận đề ra mục tiêu sẽ xây dựng thành công chuỗi cơ sở sản xuất thịt gà và các vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE); cụ thể an toàn với các bệnh và an toàn thực phẩm (như bệnh Cúm gia cầm, Newcastle, Salmonella) đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng yêu cầu của quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm gia cầm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong những năm qua đạt được nhiều kết quả tốt, về cơ bản đã kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi. Công tác này tạo thuận lợi cho chăn nuôi phát triển. Đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 6,3% trong vòng 5 năm qua, tổng đàn đạt hơn 550 triệu con; bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và bảo vệ sức khỏe con người.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, mặc dù kết quả xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh trên đàn gia cầm thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực nhưng nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi thời gian tới là rất lớn; việc xây dựng cơ sở, vùng an an toàn dịch bệnh vẫn còn nhiều hạn chế; chưa có cơ sở, vùng đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới.
Để làm được điều đó, các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương và các doanh nghiệp có hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố tổ chức nghiên cứu kỹ các quy định của Việt Nam, quy định của Tổ chức Thú y thế giới và yêu cầu của các nước nhập khẩu để xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi ATDB hướng đến xuất khẩu.
Ông Johan van den Ban – Tổng Giám đốc Công ty TNHH De Heus Việt Nam
Ông Johan van den Ban – Tổng Giám đốc Công ty TNHH De Heus Việt Nam cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển chuỗi sản xuất và vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm mang lại những sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn, những năm qua, De Heus đã và đang nỗ lực cùng các đối tác và nông dân liên kết chuỗi, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi gia cầm.
Linh Linh
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất