Kết quả kinh doanh “u ám” trong quý I vừa qua cho thấy những khó khăn rất lớn mà doanh nghiệp chăn nuôi lợn đang phải đối diện.
Giới phân tích dự báo giá thịt lợn sẽ tăng trở lại vào khoảng tháng 8/2023 khi nguồn cung đang sụt giảm và sức mua tăng trở lại. Nhờ đó, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp chăn nuôi lợn được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh “u ám” trong quý I vừa qua cũng cho thấy những khó khăn rất lớn mà doanh nghiệp chăn nuôi lợn đang phải đối diện.
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn chịu thua lỗ nặng, thậm chí là lỗ kỷ lục do chi phí đầu vào tăng, trong khi giá thịt lợn giảm.
Có thể kể đến trường hợp của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (mã chứng khoán: DBC) báo lỗ kỷ lục 321 tỷ đồng trong quý I, quý trước đó, doanh nghiệp cũng lỗ gần 80 tỷ đồng.
Khách hàng mua thịt lợn tại siêu thị Big C. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS
Với Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp Hoà Phát (Tập đoàn Hoà Phát nắm giữ 99,99% vốn). Doanh nghiệp này trong quý I/2023 có doanh thu thuần gần 1.589 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế âm 116,5 tỷ đồng. Đây là số lỗ kỷ lục theo quý kể từ khi đi vào hoạt động năm 2015.
Tiếp đến, Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) có doanh thu trong kỳ là 817,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3,9 tỷ đồng; lần lượt giảm 46,8% và 95,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là quý doanh nghiệp có lợi nhuận thấp kỷ lục kể từ khi cổ phiếu niêm yết vào năm 2021.
Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam cho biết, nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh do giá lợn hơi liên tục duy trì ở mức thấp trong thời gian dài. Hiện giá lợn hồi phục từ 10 – 15% so với đầu năm, đây là dấu hiệu cho thấy tác động tiêu cực ngắn hạn đã qua đi.
Với Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG), báo cáo tài chính quý I/2023 của doanh nghiệp cho thấy mảng chăn nuôi lợn ghi nhận doanh thu 563 tỷ đồng, tăng trưởng 190% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn bán lợn ở mức 561 tỷ đồng, gần bằng doanh thu.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), giá thịt lợn thế giới ghi nhận phục hồi nhẹ trong tháng 3, trong khi Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục giảm.
Nỗ lực đẩy giá trong tháng 3 của các doanh nghiệp nội địa thất bại khi nông dân bán tháo chạy đàn trong bối cảnh dịch Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đe dọa trở lại. Giá lợn nhanh chóng giảm về vùng 46-48 nghìn đồng/kg trong tháng 3.
Tương tự tại Trung Quốc, nguồn cung dồi dào do năng suất đàn lợn nái tốt, cùng với việc bán tháo tránh dịch khiến cho giá lợn giảm mạnh.
Đáng chú ý, giá thịt lợn tại Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu tiệm cận với nhau trong giai đoạn giảm mạnh này. Theo lịch sử, giai đoạn giá 2 nước tiệm cận thường là thời điểm giá thịt lợn bắt đầu hồi phục.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, cùng sự ảnh hưởng do cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine kéo dài khiến sản lượng ngũ cốc toàn cầu sụt giảm, việc giao thương và vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn đã đẩy chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Trong năm 2022, giá cám cho chăn nuôi lợn trung bình đạt 14,4 triệu đồng/ tấn, tăng tới tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cám tiếp tục tăng lên 15,12 triệu đồng/ tấn trong quý I/2023.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trong năm 2022 khiến người dân không có nhu cầu tái đàn, do đó giá lợn giống giảm mạnh 36% về mức 1,27 triệu đồng/ con (7-10kg). Những tháng đầu năm 2023, tổng đàn sụt giảm và giá lợn hơi bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ từ tháng 4 khoảng 1.000-2.000 đồng/kg nên giá lợn giống cũng tăng nhẹ 6% lên mức 1,31 triệu đồng/ con (7-10kg).
Nửa đầu tháng 4/2023, giá thịt lợn của Việt Nam bắt đầu tăng nhẹ, dao động quanh mức 49.900-51.300 đồng/kg. Nguyên nhân một phần là do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại khiến người dân lo ngại tích trữ thực phẩm nhiều hơn. Đồng thời, tốc độ tăng của đàn lợn ở Việt Nam cũng đang giảm dần trong trong 3 tháng đầu năm 2023.
Xu hướng giảm của tiêu thụ thịt heo đang dần chững lại và ổn định hơn. Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam sẽ đứng thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về tiêu thụ thịt lợn, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 3,1% trong giai đoạn 2022-2030.
Công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions cũng dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thịt heo của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2026 sẽ tăng lên 25% , cho đến năm 2026, tiêu thụ thịt heo bình quân ở Việt Nam là 31kg/ người.
Giá thịt lợn được kỳ vọng sẽ tăng trở lại vào khoảng tháng 8/2023 khi nguồn cung đang sụt giảm và sức mua tăng trở lại. Ảnh: CPV
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) nhận định, giá thịt lợn được kỳ vọng sẽ tăng trở lại vào khoảng tháng 8/2023 khi nguồn cung đang sụt giảm và sức mua tăng trở lại. Nhờ đó, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp chăn nuôi lợn được cải thiện từ 6-14% qua các năm.
Lạm phát hạ nhiệt từ cuối tháng 3, chi tiêu người dân có thể sớm phục hồi. Nguồn cung nội địa cuối năm được kỳ vọng sụt giảm mạnh trong bối cảnh giá lợn giảm, giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao khiến các hộ chăn nuôi (chiếm 38% sản lượng nội địa) e ngại tái đàn.
Quy mô đàn lợn nái tại Trung Quốc có dấu hiệu giảm, song năng suất tốt, theo đó nguồn cung thịt lợn nước này được dự báo sẽ cao cho tới giữa năm, và giảm dần vào cuối năm.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tổng đàn lợn trên thế giới cuối năm 2023 sẽ đạt 769,7 triệu con, giảm 2% so với năm 2022, do nhu cầu tái đàn giảm dần và lượng tồn kho thời điểm đầu năm ở mức cao, trong khi sản lượng sản xuất thịt lợn được điều chỉnh tăng lên 114,1 triệu tấn đóng góp chủ yếu từ thị trường Trung Quốc sau khi mở cửa nền kinh tế trở lại. Quy mô đàn lợn giảm, cùng nhu cầu tăng cao ở thời điểm cận kề các dịp lễ, Tết là động lực giúp giá thịt lợn hồi phục trở lại.
Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2023, tổng đàn lợn của Việt Nam đạt 24,66 triệu con, tăng 6,2% so với cùng kỳ 2022, nhưng giảm 6% so với mức đầu năm. Lo ngại trước sự trở lại của dịch tả lợn châu Phi, cùng với tiêu thụ thịt lợn giảm trong bối cảnh lạm phát trong quý I ghi nhận mức cao là nguyên nhân khiến nông dân hầu như không tái đàn.
Cùng đó, tổng lượng lợn giống nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp, khoảng dưới 2.000 con. Đặc biệt trong tháng 3, hầu như không còn ghi nhận nhập khẩu.
Giá thức ăn chăn nuôi được dự báo vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2023. USDA dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu sẽ đạt 1.442,8 triệu tấn trong niên vụ 2022/2023, giảm 59,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của sự sụt giảm đến từ việc 2 nhà sản xuất lớn trên thế giới (Argentina và Uruguay) giảm diện tích gieo trồng do hạn hán kéo dài.
Theo Hiệp hội ngũ cốc quốc tế (IGC), chỉ số giá các loại ngũ cốc đã bắt đầu hạ nhiệt từ nửa cuối năm 2022, nhưng vẫn ở mức cao.
Các chuyên gia dự báo, hiện tượng El Nino khả năng cao sẽ trở lại vào những tháng cuối năm 2023. Điều này khiến cho thời tiết nóng và khô hạn hơn, do đó ảnh hưởng tới tiến độ gieo trồng và thu hoạch các loại ngũ cốc. Củng cố cho giá ngũ cốc duy trì ở mức cao trong năm 2023./.
Văn Giáp/BNEWS/TTXV
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất