[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 12/5, tại Nha Trang, Hội đồng Xuất khẩu đậu tương Hoa Kỳ (USSEC) phối hợp với Hiệp hội nuôi biển Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo chủ đề “Kỷ nguyên nuôi biển tiến ra xa bờ”, nhằm mục đích hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng bền vững.
Đồng hành cùng ngành thủy sản Việt Nam
USSEC là đối tác năng động của rất nhiều thành viên chủ chốt – đại diện cho các nhà sản xuất, chế biến, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm đậu tương, bên cạnh những tổ chức và liên minh nông nghiệp khác của Hoa Kỳ. Thông qua mạng lưới rộng khắp toàn cầu và sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ trụ sở chính ở Hoa Kỳ, USSEC đang giúp kiến tạo và duy trì nhu cầu đối với các sản phẩm đậu tương; cung cấp những chỉ dẫn cho việc sử dụng đậu tương làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; quảng bá lợi ích của sản phẩm đậu tương Hoa Kỳ thông qua hoạt động giáo dục, kết nối các lãnh đạo ngành và thành viên tích cực. Cùng với những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp đậu tương Hoa Kỳ như ASA (Hiệp hội Đậu tương), USB (Liên minh Đậu tương), QSSB (Hội đồng Đậu tương chuẩn quốc gia),… USSEC đang không ngừng mở rộng sự hiện diện và tăng cường tiếp cận các thị trường quốc tế.
USSEC luôn ủng hộ ngành nuôi trồng thủy sản dựa trên thức ăn thủy sản có lợi nhuận lâu dài. Với mong muốn đồng hành cùng người nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, USSEC đã tổ chức rất nhiều chuỗi Hội thảo, hội nghị, chương trình đào tạo, tập huấn, tham quan mô hình thực tế nhằm chia sẻ thông tin, định hướng tầm nhìn và hướng đi bền vững, lâu dài.
Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, USSEC đang tích cực phối hợp với ngành nuôi biển nhằm tạo ra những hệ thống sản xuất cải tiến, hướng tới quy mô nuôi công nghiệp xa bờ và bền vững. Những hệ thống nuôi cá lồng này có thể là nguồn cung cấp cá biển chính trên toàn cầu trong tương lai.
Với nội dung đặc sắc, ý nghĩa và mới mẻ, Hội thảo chủ đề “Kỷ nguyên nuôi biển tiến ra xa bờ” của USSEC, nhận được sự quan tâm và góp mặt của hơn 100 đại biểu, từ nhiều lĩnh vực hoạt động như nuôi lồng biển, trang trại sản xuất giống cá biển, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, đại diện cơ quan nhà nước, Chi cục Thủy sản các tỉnh ven biển, viện nghiên cứu, hội, hiệp hội/tổ chức ngành hàng…
Tham dự và phát biểu tại lễ Khai mạc, ông Nguyễn Hòa Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, việc phát triển nuôi biển bền vững, hướng ra xa bờ là hướng đi cần thiết, đúng đắn. Qua hội thảo này, Khánh Hòa sẽ từng bước đưa ngành nuôi biển phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hiện nay, mang lại lợi ích kinh tế cho chính các hộ nuôi nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp, vừa góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả tỉnh.
Bên cạnh đó, USSEC mời tới Hội thảo các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nuôi biển trong và ngoài nước: ông Rob Garrison, Chuyên gia nuôi trồng thủy sản Công ty NewSeas LLC (Hoa Kỳ); bà Gemma Meermans Matainaho, chuyên gia từ Infofish; TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, Điều phối viên tại Việt Nam của Liên minh Thủy sản toàn cầu (GSA) và TS. Phạm Việt Anh từ Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P.
Tại đây, các chuyên gia đã chia sẻ về kinh nghiệm hình thành, chuyển đổi hình thức nuôi lồng trên biển, quản lý trang trại giống và các phương thức an toàn sinh học hướng tới sự bền vững, mang đến một khái niệm mới về sản xuất đạt năng suất và chất lượng đối với hình thức nuôi xa bờ. Những kinh nghiệm quốc tế trình bày tại hội thảo đã mang tới cái nhìn sâu sát hơn, mới mẻ hơn và toàn diện hơn về việc chuyển hệ nuôi truyền thống sang nuôi biển xa bờ, theo hình thức công nghiệp. Đồng thời, nắm được xu hướng thương mại thủy sản nuôi toàn cầu và tiêu chuẩn bền vững trong chuỗi cung ứng thủy sản.
Các đại biểu tham dự Hội thảo Kỷ nguyên nuôi biển tiến ra xa bờ ngày 12/5/2023 tại Nha Trang
Tạo xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
Muốn nuôi biển bền vững, sản phẩm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, yếu tố quan trọng nhất là phải làm chủ được thức ăn, dinh dưỡng, chính vì vậy, các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản là một trong những mắt xích quan trọng. Trong đó, tăng cường sử dụng những phế phụ phẩm, bắt buộc thay thế các nguồn protein từ động vật sang nguồn protein từ thực vật là xu hướng hiện nay trên thế giới.
Thức ăn thủy sản bền vững không thể chứa một lượng lớn bột cá và dầu cá. Đậu nành là nguồn cung cấp protein lớn nhất trên toàn cầu, chính vì vậy, đây là một nguồn nguyên liệu thiết yếu sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản. Và thực tế do sự sẵn có ở nhiều nơi, giá cả tương đối thấp và chứa chất protein tuyệt vời dễ tiêu hóa, đậu nành được sử dụng trong hầu hết các loại thức ăn thủy sản hiện đại. Tuy nhiên, cần phải có nguồn đậu nành bền vững để phục vụ sản xuất thức ăn thủy sản bền vững. Hiểu được điều này từ hơn ba thập kỷ trước, các nhà sản xuất đậu nành tại Hoa Kỳ đã quyết định lấy việc bảo vệ môi trường làm trọng tâm phát triển và tới nay đã cho thấy những thành quả đáng ghi nhận.
So sánh chất lượng dầu đậu nành có nguồn gốc từ một số quốc gia có sản lượng đậu nành lớn trên thế giới và đậu nành Hoa Kỳ, cho thấy có sự khác nhau giữa thành phần các chất hóa học. Đậu nành ở Hoa Kỳ có lượng tạp chất ít hơn hẳn, tỷ lệ hạt bị vỡ sau khi xử lý nhiệt thấp hơn. Đồng thời, dưỡng chất có chứa trong đậu nành Hoa Kỳ (nhất là các acid amin) luôn cao hơn so với đậu nành có nguồn gốc từ Brazil hay Argentina.
Theo ông Bùi Văn Cảnh, phụ trách kỹ thuật miền Trung và miền Nam USSEC, hầu hết đậu nành ở Hoa Kỳ được canh tác theo phương thức đảm bảo tính bền vững của Ngành đậu nành Hoa Kỳ (SSAP). Phương thức này mô tả các quy định, quy trình và quy tắc thực hành quản lý để đảm bảo sản xuất đậu nành bền vững. Hầu hết các nhà sản xuất đậu nành Hoa Kỳ đều tham gia vào SSAP – một chương trình bảo tồn tự nguyện được chứng nhận và đánh giá.
“Đậu nành Hoa Kỳ gần như 100% sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững, đạt chứng nhận SSAP, đây là một sự khác biệt lớn của đậu nành Hoa Kỳ so với các quốc gia khác. Sản phẩm thức ăn thủy sản được làm từ đậu nành Hoa Kỳ có thuộc tính dinh dưỡng cao và tính ổn định. Và điều duy nhất chỉ có ở đậu nành Hoa Kỳ là chúng tôi có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản”, ông Cảnh chia sẻ.
Ông Bùi Văn Cảnh, phụ trách kỹ thuật miền Trung và miền Nam USSEC
USSEC đã giúp phát triển phương thức đảm bảo tính bền vững của đậu nành Hoa Kỳ, đây là một phương pháp tiếp cận tổng hợp được chứng nhận được kiểm toán bởi các bên thứ ba để xác minh sản xuất đậu tương bền vững ở quy mô quốc gia. Các chứng nhận tiêu chuẩn bền vững hiện nay như chứng nhận BAP, Global G.A.P là một trong những yếu tố then chốt để khách hàng có sự tin tưởng trọn vẹn vào chất lượng sản phẩm có lai lịch rõ ràng.
Theo TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, Điều phối viên tại Việt Nam của Liên minh Thủy sản toàn cầu (GSA), nếu muốn giảm thiểu bột cá cần tăng cường sử dụng các nguồn protein thay thế, trong đó đậu nành là một trong những nguồn nguyên liệu thay thế tiềm năng. Đối với bột đậu nành và các thành phần từ đậu nành khác trong thành phần thức ăn thủy sản, tối thiểu 50% phải đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận bền vững.
“Các sản phẩm đậu nành Hoa Kỳ của USSEC đều được BAP công nhận và trao chứng nhận. Có thể thấy USSEC đã nỗ lực rất lớn để đạt được chứng nhận này”, TS. Nguyễn Thị Thanh Bình cho hay.
Còn theo TS. Phạm Việt Anh từ Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P, các tiêu chuẩn Global GAP giúp sản xuất tuân thủ các chuẩn mực được chấp nhận trên toàn châu Âu, toàn cầu về an toàn thực phẩm, phương pháp sản xuất bền vững và sử dụng có trách nhiệm, tạo ra nền nông nghiệp toàn cầu an toàn và bền vững. Để đạt được chứng nhận Global G.A.P, sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm duyệt kỹ càng để chứng minh đã đạt được mức độ an toàn và chất lượng được chấp nhận.
Tiêu chuẩn SSAP của USSEC nằm trong hướng dẫn của EU về các vấn đề liên quan đến nguồn đậu nành bền vững, được Liên đoàn các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi châu Âu (FEFAC) công nhận là tuân thủ theo các yêu cầu, do vậy, sản phẩm đậu nành từ Hoa Kỳ của USSEC cũng được Global G.A.P công nhận. Dự kiến, thời gian tới quy định trong nuôi trồng thủy sản 75% đậu nành phải tuân thủ theo yêu cầu của FIFAC.
Cũng tại Hội thảo, USSEC đã nhận được rất nhiều những câu hỏi từ phía đại biểu tham dự, là đại diện các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, đại diện cơ quan nhà nước quan tâm tới vấn đề nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp và bền vững. Sự thành công từ Hội thảo Kỷ nguyên nuôi biển hướng ra xa bờ đã góp phần đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi biển nói riêng tại Việt Nam. Là động lực thúc đẩy USSEC thực hiện các cam kết đồng hành cùng ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phạm Huệ
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Ông Bùi Ngọc Thanh, Phụ trách Kỹ thuật Thủy sản khu vực miền Bắc Việt Nam
Điện thoại: 0868 336 979
Email: [email protected]
- USSEC li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất