[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 23/6/2023, 7 NGO, Dự án hoạt động về phúc lợi động vật trang trại tại Việt Nam và khu vực châu Á đồng tổ chức Hội thảo “Liên minh Động vật Trang trại Việt Nam 2023”, tại Khách sạn Thắng Lợi, Hà Nội.
“Liên minh Động vật Trang trại Việt Nam 2023” là hội thảo đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho phúc lợi động vật trang trại, được hỗ trợ bởi Liên minh Động vật châu Á, một mạng lưới các tổ chức ủng hộ phúc lợi động vật trên khắp châu Á.
Trong sự kiện này, các bên liên quan chính từ khu vực doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ về nông nghiệp và các tổ chức phi chính phủ đã cùng nhau tham gia và thảo luận sôi nổi về tình hình hiện tại, những thách thức và cơ hội hợp tác trong tương lai nhằm hướng tới phúc lợi tốt hơn cho động vật trang trại trong nước.
Toàn cảnh hội thảo Liên minh Động vật Trang trại Việt Nam 2023, tổ chức ngày 23/6/2023
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ động vật Việt Nam, cho biết, phúc lợi động vật liên quan đến sức khỏe con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việt Nam đã ban hành Luật Chăn nuôi và Luật Thú y với nhiều chương, nhiều điều về phúc lợi động vật, nhiều hoạt động tại Việt Nam liên quan đến phúc lợi động vật. Tuy nhiên, để tiếp cận với kiến thức, thay đổi hành vi phù hợp với nhóm động vật trang trại chưa được thực sự tiếp cận nhanh với các quy định của tổ chức thú y thế giới. Mặt khác, sự kết nối, tập hợp nguồn lực của các dự án phúc lợi động vật tại Việt Nam cũng như hợp tác với các nước toàn khu vực và trên thế giới là rất cần thiết.
“Tôi hy vọng rằng, hội thảo ngày hôm nay sẽ mở ra cơ hội hợp tác giữa các tổ chức, hiệp hội, dự án, trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nhiệp để một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người và động vật”, bà Hạnh cho hay.
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ động vật Việt Nam (VAWA)
Tại buổi hội thảo, các diễn giả đã trình bày các chủ đề hay và ý nghĩa liên quan đến các chính sách bảo vệ động vật trang trại, phúc lợi động vật thuỷ sinh (bao gồm tôm, cá) và trên cạn (gia súc, gia cầm), chiến lược nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp, các chương trình chứng nhận sản phẩm nhân đạo và các lựa chọn thay thế đạm từ động vật.
Tạn đàm “Dịch chuyển theo hướng phúc lợi cho động vật trang trại: Quan điểm từ phía nhà sản xuất”
Kết thúc hội thảo, các đại biểu tham dự nhận thấy đã có mối liên hệ giữa sức khỏe con người, phúc lợi động vật, và sức khoẻ của cả hành tinh. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng thực phẩm mà còn quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm, đòi hỏi những sản phẩm có phúc lợi động vật cao hơn. Cùng với đó, đại diện của các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác đã đồng ý tiếp tục hợp tác với nhau trong tương lai sau cuộc thảo luận bàn tròn tại hội thảo.
Ngoài ra, hội thảo còn mang đến cho công chúng cơ hội tham gia “sự kiện tiêu dùng”, tìm hiểu về cuộc sống thường nhật trong trang trại của một số loài động vật như bò, gà, lợn kể cả thông qua thiết bị VR và tham gia các trò chơi vui nhộn, diễn ra trong 2 ngày từ 23-24/6/2023 tại Khách sạn Thắng Lợi, Hà Nội.
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
Bài thuyết trình với chủ đề “Ngành chăn nuôi Việt Nam: Cơ hội và thách thức” được trình bày bởi TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam
Nhiều thông tin hay về phúc lợi động vật được trình bày từ bà Hạ Thúy Hạnh với chủ đề “Phúc lợi động vật – chính sách và thực hành tại Việt Nam”
Đại diện tổ chức Liên minh châu Á vì Động vật (AfA) ông Nguyễn Tam Thanh trình bày với chủ đề “Liên minh Động vật Trang trại – Tiếng nói chung vì động vật trang trại”
Bài trình bày “Giảng dạy về Phúc lợi động vật tại các trường đại học ở Việt Nam” do thầy Nguyễn Bá Mùi, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam là diễn giả
Rất nhiều câu hỏi hay được đặt ra từ các khách mời có mặt tại buổi hội thảo “Liên minh Động vật Trang trại Việt Nam 2023”
Ngọc Anh
Hội thảo Liên minh Động vật Trang trại Việt Nam 2023 đồng tổ chức bởi Asia for Animals – Farm Animal Coalition và các tổ chức Phúc lợi Động vật & Thuần chay quan trọng khác tại Việt Nam, bao gồm: HealthyFarm, Vive (trước đây được biết đến với tên gọi Sống Thuần Chay), Animal Alliance Asia, Shrimp Welfare Project, Hội Bảo vệ Động vật Việt Nam, và Chef Q.
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất