[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Kết quả nghiên cứu cho thấy gà trải qua những biến đổi nhỏ ở một gen đặc biệt có khả năng kháng bệnh cúm gia cầm cao.
Gà nuôi thả ở một trang trại tại An ( Ảnh: Ian Hinchliffe/Alamy)
Các nhà khoa học tạo ra những con gà kháng cúm gia cầm đầu tiên trên thế giới trong động thái có thể mở đường cho gia cầm biến đổi gen trong trang trại ở Anh. Loại gà này trải qua vài biến đổi nhỏ ở một gen, có khả năng kháng cúm gia cầm cao, với 9/10 cá thể không có dấu hiệu lây nhiễm khi tiếp xúc với liều lượng vi rút thông thường. Tuy nhiên, việc lây nhiễm không bị ngăn chặn hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu cho rằng họ có thể đạt điều đó trước khi giới thiệu gà biến đổi gen vào trang trại do nguy cơ vi rút tiến hóa để trở nên nguy hiểm hơn đối với con người.
“Với liều lượng vi rút tự nhiên, loại gà biến đổi gen của chúng tôi thực sự có thể kháng bệnh. Nhưng khi chúng tôi áp dụng liều lượng vi rút rất cao, chúng tôi nhận thấy 1/2 số gà bị lây nhiễm đột phá (xảy ra khi phương pháp thất bại trong việc tạo ra khả năng miễn dịch chống lại mầm bệnh)”, giáo sư Wendy Barclay của trường Imperial College London, đồng tác giả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications, cho biết. Kết quả sơ bộ cho thấy chỉnh sửa ba gen thay vì chỉ một gen có thể ngăn chặn lây nhiễm đột phá, tăng tiềm năng giới thiệu gà kháng bệnh ở Anh, nơi cho phép biến đổi gen hoa màu và động vật.
Giới chuyên gia đang lo ngại về sự lan rộng của cúm gia cầm, khiến hàng trăm triệu con gia cầm chết trên toàn thế giới trong hai năm qua. Vi rút cũng lan sang quần thể động vật có vú, bao gồm hải cẩu, sư tử biển và chồn, và gây ra vài ca tử vong ở người. “Cúm gia cầm lan rộng ở châu Á, châu Âu, châu Phi, Bắc Mỹ, hiện nay đã lan tới Nam Mỹ và có thể xuất hiện ở Nam Cực. Dịch bệnh này gây ra số ca tử vong lớn chưa từng thấy ở chim hoang dã và tàn phá ngành chăn nuôi gia cầm. Giới nghiên cứu lo sợ cúm gia cầm có thể lây sang người và dẫn tới một đại dịch mới”, trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Mike McGrew, Viện Roslin, Đại học Edinburgh, cho biết.
Tiêm vắc xin cho gia cầm rất tốn kém và có hiệu quả hạn chế do khả năng tiến hóa nhanh của vi rút cúm. Các biện pháp an ninh sinh học chặt chẽ hơn như nuôi nhốt gà trong nhà ảnh hưởng tới phúc lợi động vật. Ngược lại, biến đổi gen cung cấp giải pháp hứa hẹn nhằm kháng bệnh vĩnh viễn, có thể truyền sang thế hệ sau, bảo vệ gia cầm, giảm nguy cơ đối với con người và chim hoang dã.
Nghiên cứu tập trung vào một gen mang tên ANP32 tạo ra protein mà vi rút cúm sử dụng để tự sao chép. Nhóm nghiên cứu nhân giống những con gà, sử dụng công cụ biến đổi gen CRISPR để tạo ra các thay đổi nhỏ ở gen ANP32A. Khi gà biến đổi gen được tiêm 1.000 đơn vị vi rút lây nhiễm, tương đương liều lượng tiếp xúc thực tế, chỉ có 1/10 con gà bị nhiễm bệnh và giải phóng lượng vi rút rất thấp trong vài ngày.
Khi tiếp xúc với liều lượng cực cao lên tới một triệu đơn vị lây nhiễm, 5/10 con gà nhiễm bệnh, dù có tải lượng vi rút thấp hơn nhiều so với gà không biến đổi gen. Mọi lây nhiễm đột phá đều đặt ra nguy cơ bởi khả năng tiến hóa của vi rút. Khi thử nghiệm, vi rút ở gà biến đổi gen phát triển đột biến giúp chúng sử dụng hai protein liên quan là ANP32B và ANP32E để nhân lên. Một số đột biến trong đó cho phép vi rút sử dụng phiên bản protein ANP32 ở người. Khi nhắm tới các gen phía sau cả ba loại protein, quá trình nhân lên của vi rút bị ngăn chặn hoàn toàn bên trong tế bào gà nuôi trong phòng thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch thử nghiệm phương pháp này ở gà sống.
Theo Guardian
- cúm gia cầm li>
- bệnh cúm gia cầm li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất