Trước tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay, để đảm bảo cho đàn gia súc tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, nông dân trên địa bàn huyện Thuận Nam đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc vượt qua nắng hạn.
Chăn nuôi được xem là thế mạnh của huyện Thuận Nam với tổng đàn hiện có hơn 106.000 con gia súc; trong đó đàn bò 13.000 con; dê, cừu 51.000 con, đàn heo hơn 4.000 con. Với tổng đàn lớn, nên ngành chăn nuôi của huyện đang đối mặt với những khó khăn, thách thức do nắng hạn dẫn đến thức ăn cho đàn gia súc ngày càng khan hiếm, đồng cỏ bị thu hẹp. Mặc dù trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng gia súc chết, nhưng nếu như tình trạng nắng hạn kéo dài thể trạng đàn gia súc sẽ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ thiệt hại đối với các hộ chăn nuôi là khó tránh khỏi. Nhằm duy trì và phát triển đàn gia súc trong điều kiện nắng hạn, địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân đào ao dự trữ nước; tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp; khuyến kích, tạo điều kiện cho những hộ chăn nuôi mở rộng diện tích trồng cỏ; thực hiện việc di chuyển đàn gia súc đến các vùng trũng, thấp gần sông suối nếu nắng hạn gay gắt. Đồng thời, hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách chăm sóc, tiêm phòng đàn gia súc, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong mùa nắng hạn.
Nông dân xã Phước Nam (Thuận Nam) chăm sóc đàn bò mùa nắng hạn.
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp chăm sóc đàn gia súc, ý thức chủ động ứng phó với nắng hạn của các hộ chăn nuôi trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Đơn cử như hộ ông Kiều Quang Trung, thôn Văn Lâm 4, xã Phước Nam, trước tác động của nắng hạn có thể kéo dài, nguồn thức ăn ngoài tự nhiên ngày càng hạn hẹp, khan hiếm. Để duy trì đàn bò 6 con, cừu trên 20 con trong nắng hạn, gia đình ông đã chủ động dự trữ rơm, rạ và trồng thêm 2 sào cỏ làm thức ăn xanh cho đàn gia súc. Ngoài ra, còn bổ sung thức ăn tinh bột và mật mía, muối trộn với nước để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc. Nhờ đó, bò và cừu của gia đình có đủ chất dinh dưỡng, mập mạp và phát triển tốt trong mùa nắng hạn.
Ngoài việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc hiện nay, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Thuận Nam đã chủ động trồng được 160ha cỏ. Qua đó, giúp nhiều hộ chăn nuôi giải quyết được tình trạng thiếu thức ăn trong mùa nắng hạn để duy trì và phát triển đàn gia súc, hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng hạn gây ra. Bà Kiều Thị Đặng, thôn Văn Lâm 4, cho biết: Trước đây gia đình chủ yếu chăn thả ngoài tự nhiên là chính, vào mùa khô hay xảy ra nắng hạn nên đàn gia súc thường bị suy kiệt do thiếu thức ăn. Lường trước được những khó khăn trong mùa nắng hạn có thể kéo dài, để đảm bảo cho đàn cừu trên 50 con, gia đình đã chủ động chuyển 3 sào đất sang trồng cỏ và 1 sào bắp làm thức ăn tươi đàn gia súc. Đồng thời, gia đình đầu tư chuồng trại chuyển sang nuôi nhốt để tiện chăm sóc. Cùng với đó, gia đình còn phân loại gia súc để có cách chăm sóc phù hợp. Những con bị suy giảm thể trạng sẽ chuyển sang nuôi nhốt và có chế độ dinh dưỡng riêng và chủ động tiêm vắc xin cho đàn gia súc đúng định kỳ. Nhờ đó, đàn gia súc của gia đình được duy trì ổn định và phát triển tốt.
Đồng chí Khưu Lê Khắc Trí, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam cho biết: Dự báo tình hình nắng nóng có thể kéo dài, để duy trì và phát triển đàn gia súc, huyện Thuận Nam tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phát triển các vùng trồng cỏ nhằm tạo thức ăn xanh; tận dụng các nguồn phụ phẩm sau khi thu hoạch vụ đông – xuân làm thức ăn cho gia súc; bổ sung các loại thức ăn tinh cho gia súc; chủ động tận dụng đất có độ ẩm trồng cỏ, chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn xanh cho gia súc; khuyến cáo các hộ chăn nuôi nên cơ cấu lại đàn phù hợp và thực hiện việc tách đàn thành những đàn nhỏ theo từng lứa tuổi để chăm sóc, nuôi dưỡng và di chuyển; hướng dẫn người nuôi chuyển hình thức chăn thả sang chăn nuôi tập trung theo hướng bán công nghiệp, trang trại, gia trại mang lại hiệu quả. Đồng thời chỉ đạo cho các địa phương xây dựng kế hoạch di chuyển đàn gia súc đến khu vực có nguồn nước uống như sông, suối… để đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc nếu nắng hạn cục bộ; tăng cường các biện pháp bảo vệ đàn gia súc; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc… Qua đó, giúp ngành chăn nuôi của huyện được duy trì ổn định.
Tiến Mạnh
Nguồn: Báo Ninh Thuận
- đàn gia súc li>
- tái đàn gia súc gia cầm li>
- đàn gia súc gia cầm li>
- chống nắng nóng li>
- nắng hạn li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất