[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đam mê làm nông nghiệp, anh Nguyễn Ngọc Sáng (xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) quyết tâm khởi nghiệp với mô hình thực phẩm sạch khi đã ngoại tứ tuần. Đến nay, anh đã thành công xây dựng thương hiệu và mở hai cửa hàng thực phẩm tại Thành phố Tuyên Quang. Với phương châm “ngon từ chất, thật từ tâm”, đây là địa chỉ mua sắm tin cậy của nhiều người tiêu dùng.
Anh Nguyễn Ngọc Sáng tư vấn thịt lợn thảo dược cho khách hàng
Xuất thân từ nghề nông, anh Sáng luôn ấp ủ giấc mơ vừa phát triển kinh tế gia đình vừa mang lại giá trị ngay trên mảnh đất quê hương. Dự định nuôi lợn khoa học theo hướng bền vững và xây dựng thương hiệu thực phẩm sạch, anh bắt đầu học hỏi cách xây dựng chuồng trại, nghiên cứu sản phẩm chăn nuôi với chất lượng khác biệt để chinh phục nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Khó khăn chồng chất khi bão giá lợn cùng dịch tả châu Phi hoành hành năm 2017 khiến đàn lợn của anh bị ảnh hưởng nặng nề. “Thời điểm đó, bán xong lứa lợn tôi lỗ hơn nửa tỷ đồng”, anh nhớ lại. Quyết không nản chí, anh tiếp tục kiên trì với mục tiêu của bản thân.
Thịt lợn thảo dược Sáng Nhung cam kết 5 không: không chất tạo nạc, không tăng trọng, không kháng sinh, không chất bảo quản và không biến đổi gen
“Làm nông nghiệp không hề đơn giản, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Những thất bại liên tiếp khiến tôi quyết tâm đầu tư vào an toàn sinh học và xây dựng chuỗi liên kết để ứng phó với biến động thị trường”. Nói là làm, anh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào xây dựng trang trại theo quy trình VietGAP và tăng quy mô chăn nuôi lên 500 lợn thịt. Sau đó, anh nghiên cứu phối trộn một số thảo dược từ thiên nhiên như đinh lăng, cỏ nhọ nồi, cát sâm, quế, hồi, cà gai leo, kim ngân, hành, tỏi… vào thức ăn chăn nuôi giúp thịt săn chắc, thơm ngon và bổ dưỡng. Hiện thương hiệu thịt lợn thảo dược Sáng Nhung đã trở thành lựa chọn hàng đầu của đông đảo người tiêu dùng trong khu vực về thực phẩm an toàn, khẳng định sự thành công của anh trong hành trình khởi nghiệp.
Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong toàn bộ quy trình, anh Sáng chỉ lựa chọn sử dụng con giống và thức ăn chăn nuôi của công ty Japfa Việt Nam. “Tôi hoàn toàn bất ngờ với kết quả chăn nuôi kể từ khi hợp tác với Japfa. Gói giải pháp toàn diện của công ty gồm con giống khỏe mạnh, bộ sản phẩm thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi và những tư vấn kỹ thuật chuyên sâu đã mang đến kết quả tăng trưởng vượt trội cho trang trại. Đặc biệt có những tháng hiệu quả sinh sản đạt đến 13-14 con/nái/lứa”, anh chia sẻ.
Gói giải pháp toàn diện từ con giống, thức ăn chăn nuôi và hỗ trợ kỹ thuật của công ty Japfa mang đến hiệu quả cho nông dân
Từ hiệu quả chăn nuôi cùng những tín hiệu tích cực của thị trường, anh mạnh dạn đầu tư hai cửa hàng thực phẩm Nông sản xanh Sáng Nhung tại số 36-40 Đường Hồng Thái, Tổ 8, Phường Phan Thiết và số 29-33 Đường Phạm Văn Đồng, Tổ 2, Phường Hưng Thành để cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng. Chị Phạm Thị Thúy Hồng, một khách hàng thường xuyên ở phường Phan Thiết cho biết: “Là người nội trợ khó tính, tôi chỉ tin dùng thịt lợn tại cửa hàng Sáng Nhung và hoàn toàn an tâm về chất lượng. Hơn nữa, cửa hàng bán nhiều mặt hàng chế biến, rau củ quả… nên việc chuẩn bị bữa cơm cho gia đình không chỉ tiện lợi mà còn ngon và đầy đủ hơn”.
Cửa hàng thứ hai thuộc chuỗi Nông sản xanh Sáng Nhung tại 29-33 Đường Phạm Văn Đồng, Thành phố Tuyên Quang
Với định hướng chăn nuôi bền vững, năm 2018, anh kết nối các nông hộ tại địa phương thành lập Hợp tác xã (HTX) Sáng Nhung để chủ động con giống, thức ăn chăn nuôi, thương phẩm, giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Qua gần 6 năm phát triển với tôn chỉ sạch từ trang trại đến bàn ăn, HTX hiện có gần 40 thành viên và tạo việc làm cho 60 nhân công trên địa bàn.
Trong thời gian tới, anh cho biết HTX sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quy trình sản xuất và hợp tác với nhiều đơn vị để phát triển chuỗi cung ứng thịt heo thảo dược đến các tỉnh lân cận. Đặc biệt, HTX đang nghiên cứu mô hình xử lý phụ phẩm hướng đến kinh tế tuần hoàn theo định hướng chung của tỉnh.
P.V
- Chăn nuôi thảo dược li>
- thịt lợn thảo dược li>
- công ty Japfa Việt Nam li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất