Vinamilk được vinh danh trong hạng mục “Lãnh đạo xanh” với những chiến lược và nỗ lực thực hiện mục Net Zero 2050 và là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á nhận giải trong hạng mục này.
Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.
Cụ thể, giải thưởng được trao cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050.
Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được trao giải về Green Leadership – Lãnh đạo xanh
Được triển khai từ năm 2011, Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (Asia Responsibility Enterprise Award – AREA) là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín hàng đầu khu vực châu Á, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp xuất sắc trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
Năm 2024, giải thưởng lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “Building Towards an ESG-Driven Future – Xây dựng tương lai bền vững theo chiến lược ESG” nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của kinh doanh bền vững, áp dụng ESG một cách thực tiễn và tạo ra một tương lai bền vững hơn.
Trong lần đầu tiên tham gia giải thưởng, Vinamilk đã được vinh danh trong hạng mục “Green Leadership-Lãnh đạo xanh” với những chiến lược và nỗ lực thực hiện mục Net Zero 2050 và là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á nhận giải trong hạng mục này.
Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất được vinh danh tại hạng mục Lãnh đạo xanh. (Nguồn: Vietnam+)
Có thể thấy chương trình phát triển bền vững đòi hỏi nhận thức và sự kiên định từ cấp lãnh đạo, tiếp đó là việc triển khai xuyên suốt đến từng nhân viên trong tổ chức để đi đến đích. Vì vậy, “Green Leadership-Lãnh đạo xanh” luôn là một hạng mục được chú ý.
Năm nay, vấn đề biến đổi khí hậu, Net Zero là một trong những chủ đề nóng hổi được đặc biệt quan tâm.
Đó cũng là lý do hạng mục “Lãnh đạo xanh” được xây dựng theo các tiêu chí như: Sử dụng tài nguyên hiệu quả, biện pháp giảm thiểu khí thải, ứng dụng công nghệ xanh và sáng kiến phát triển bền vững…
Qua đó, vinh danh các doanh nghiệp của châu Á có nhiều thực hành điển hình và nổi bật về chiến lược phát triển bền vững.
“Net Zero” – từ cam kết đến chiến lược thực thi
Chương trình hành động “Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050” được công bố vào năm 2023, trong đó nhấn mạnh cam kết và lộ trình tiến đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Trong năm đầu tiên sau khi khởi động lộ trình, kết quả bước đầu của Vinamilk có thể kể đến việc sở hữu 3 đơn vị đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014, bao gồm Nhà máy sữa Nghệ An, Trang trại bò sữa Nghệ An và Nhà máy Nước giải khát Việt Nam.
Tổng lượng khí thải được Vinamilk trung hòa là 21.000 tấn CO2e (tương đương hơn 2 triệu cây xanh được trồng).
Đến nay, Vinamilk là công ty sữa đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có các nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon. (Nguồn: Vietnam+)
Từ trước đó nhiều năm, “quản lý phát thải khí nhà kính” đã xuất hiện trong báo cáo Phát triển bền vững của doanh nghiệp này như là một trong 11 khía cạnh phát triển bền vững trọng yếu.
Từ năm 2021, Vinamilk tiên phong kiểm kê khí nhà kính theo chuẩn quốc tế ISO14064 cho các nhà máy, từ đó thực hiện đánh giá phát thải và xây dựng các phương án cắt giảm tối ưu.
Đến nay, doanh nghiệp này cho biết đã sẵn sàng cho việc thực hiện các báo cáo kiểm kê ở cả phạm vi 3 (scope 3).
Vinamilk đã bắt đầu triển khai kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 cho 13 nhà máy từ năm 2021. (Nguồn: Vietnam+)
Việc kiểm kê khí nhà kính giúp Vinamilk hình thành cơ sở dữ liệu và chuẩn hóa các hoạt động “xanh hóa” trong chuỗi sản xuất, chăn nuôi.
Các công nghệ giảm thải, tiết kiệm năng lượng của Vinamilk đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như: chứng nhận năng lượng ISO 50001, chứng nhận môi trường ISO 14001 (cho nhà máy), chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu (Organic), Chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt GlobalG.A.P (cho trang trại)… và mới đây là chứng nhận về trung hòa Carbon PAS 2060:2014.
Hệ thống 14 trang trại Vinamilk trên cả nước hiện đang được áp dụng nhiều giải pháp về nông nghiệp bền vững và năng lượng xanh. (Nguồn: Vietnam+)
“Thực tế, dù áp dụng nhiều các giải pháp đồng bộ để giảm thiểu thải khí nhà kính, nhưng rất khó để một doanh nghiệp chăn nuôi – sản xuất có thể để cắt giảm hoàn toàn phát thải và đạt được mục tiêu Net Zero. Do đó, từ rất sớm Vinamilk đã định hướng thực hiện trồng cây nhằm hấp thụ carbon. Sau khi hoàn thành Quỹ 1 triệu cây xanh, chúng tôi đã triển khai dự án Cánh rừng Net Zero Vinamilk để hình thành nên các bể hấp thụ carbon trong tương lai và hơn nữa là bảo vệ và phát triển những cánh rừng cho Việt Nam,” ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk, cho biết.
Các hoạt động trồng cây được Vinamilk triển khai đều kêu gọi sự tham gia của nhân viên, đoàn viên thanh niên, cộng đồng. (Nguồn: Vietnam+)
Cụ thể, doanh nghiệp đang đầu tư khoảng 25 tỷ đồng cho các dự án như Hoạt động trồng cây hướng đến Net Zero 2023-2027; Khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn Cà Mau; Bảo vệ và phát triển rừng tại Lào (thuộc dự án Lao-Jagro)… và đang tiếp tục nghiên cứu nhiều dự án trồng rừng khác.
Các hoạt động trồng cây được Vinamilk triển khai đều kêu gọi sự tham gia của nhân viên, đoàn viên thanh niên, cộng đồng. (Nguồn: Vietnam+)
Theo cam kết đề ra của Vinamilk, năm 2027 doanh nghiệp sẽ cắt giảm 15% phát thải, con số này là 55% vào năm 2035 và tiến tới phát thải ròng về 0 vào 2050.
Mục tiêu thách thức này đang được doanh nghiệp sữa hàng đầu của Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ, tạo ra sự dẫn dắt và tác động tích cực, đóng góp cho hành trình chung của Việt Nam tiến đến Net Zero theo cam kết tại COP26./.
TTXVN/ Vietnam+
- Vinamilk li>
- Vinamilk Green Farm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất