Bộ NN&PTNT phản hồi về cấp phép thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứa tiền chất Acid formic - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bộ NN&PTNT phản hồi về cấp phép thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứa tiền chất Acid formic

     [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 2/8/2024, tại công văn số 5620/BNN-CN, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, nhận được văn bản số 4342/VPCP-KGVX ngày 21/6/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc tham gia ý kiến đối với kiến nghị của Bộ Công an tại văn bản số 1960/BCA-V01 ngày 10/6/2024 liên quan đến việc cấp phép thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứa tiền chất formic acid. Sau khi xem xét các văn bản, Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến như sau:

     

    Tiền chất axit formic gây khó cho doanh nghiệp 

     

    Về thực trạng sử dụng formic acid đối với thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản

     

    Formic acid được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản với nhiều mục đích và công dụng khác nhau như: kiểm soát nấm mốc trong thức ăn, điều chỉnh pH trong đường tiêu hoá, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, hỗ trợ sự tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng…

     

    Formic acid có thể được sử dụng trong sản xuất các loại thức ăn khác nhau như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung. Formic acid có thể đóng vai trò là chất chính hoặc cũng có thể là phụ gia của một sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, do vậy hàm lượng formic acid trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào công dụng của formic acid trong sản phẩm và công dụng của sản phẩm thương mại đó đối với vật nuôi.

    Formic acid là nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (Ảnh: Internet)

     

    Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, formic acid là nguyên liệu có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi;

     

     Đối với nguyên liệu thức ăn thủy sản, formic acid là nguyên liệu có trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục XX Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

     

    Ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT

     

    Trên cơ sở các quy định hiện hành nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào, sản phẩm có chứa tiền chất là formic acid sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản, Bộ Nông Nghiệp và PTNT có ý kiến như sau:

     

    * Đối với đề xuất của Bộ Công an tại Văn bản số 1960/BCA-V01 ngày 10/6/2024:

     

    – Đồng ý với kiến nghị của Bộ Công an về việc giao Bộ Công Thương thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu đối với thức ăn thủy sản có chứa tiền chất; Có biện pháp quản lý thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất formic acid theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy; Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống ma túy; Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất.

     

     – Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục rà soát và kiến nghị Chính phủ đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp các tiền chất ma túy sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

     

    *Ngoài formic acid, hiện nay có một số tiền chất khác đang được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi như: Ammonium formate, acetic acid, hydrochloric acid, sulfuric acid, tartaric acid (thuộc Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT). Do đó, đề nghị Bộ Công Thương có giải pháp quản lý đối với các tiền chất này tương tự như formic acid.

     

    *Đề nghị Bộ Công an thực hiện một số nội dung sau:

     

     – Rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật như Luật phòng, chống ma túy; Nghị định số 105/2021/NĐ-CP; Nghị định số 57/2022/NĐ-CP để có căn cứ quản lý sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có chứa tiền chất ma túy.

     

    – Xem xét, rà soát và bổ sung Phụ lục IVB (Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy) Nghị định số 57/2022/NĐ-CP, vì ngoài formic acid và ammonium formate, formic acid còn tồn tại ở một số dạng khác và đang được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản như: Sodium formate, Potasium formate, Potassium diformate, Calcium formate.

     

    Tâm An

    Bộ Công thương đề nghị giao Bộ NN&PTNT cấp giấy phép xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy hải sản có chứa tiền chất công nghiệp acid formic

     

    Trong công văn số 4652/BTC-HCCV , ngày 4/7/2024, do Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký về việc cấp phép nhập khẩu thứ ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản chứa tiền chất acid formic của Bộ công thương gửi văn phòng Chính phủ như sau:

     

    Phúc đáp Công văn số 4342/VPCP-KGVX ngày 21/6/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản chứa tiền chấ acid formic, Bộ Công thương có ý kiến như sau:

     

    – Khoản 5 Điều 64 Luật Hóa chất quy định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm…

     

    – Tại dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi bổ sung, Chính phủ thống nhất với quan điểm thừa kế nội dung Luật Hóa chất 2007, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý hóa chất sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.

     

    – Theo ý kiến của Bộ Công an tại văn bản số 1960/BCA-V01 ngày 10/62024 “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương rà soát, tham mưu xaya dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đối với các loại thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có chứa tiền chất nói riêng và các loại sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung”.

     

    Bộ Công thương cho rằng, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có chứa tiền chất acid formic là phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mặt khác, các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực này đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về điều kiện sản xuất, kinh doanh, về công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm…

     

    Để quản lý đồng bộ, xuyên suốt phù hợp với các quy định của pháp luật về hóa chất, Bộ Công thương đề nghị Chính phủ giao Bộ NN&PTNT cấp giấy phép xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy hải sản có chứa tiền chất công nghiệp acid formic.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.