[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Đây cũng là nhân tố lớn nhất và quan trọng nhất đảm bảo nguồn protein từ động vật phong phú, an toàn và giá cả phải chăng.
Chăn nuôi phát triển thúc đẩy sự phát triển của ngành thức TĂCN
Theo thống kê của Liên đoàn Thức ăn Chăn nuôi Quốc tế (IFIF), trong năm 2015, sản xuất thức ăn hỗn hợp (TĂHH) của thế giới đạt xấp xỉ 1 tỉ tấn với doanh thu hằng năm ước tính đạt trên 400 tỉ USD. Ngành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm TĂCN diễn ra tại hơn 130 nước và trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng triệu công nhân, nhân viên kĩ thuật, quản lý và các nhà kinh doanh.
Những năm qua, thế giới tiếp tục chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu protein động vật trên toàn thế giới ở gia súc, sữa và thủy sản. Sự tăng trưởng của ngành sản xuất TĂCN đặc biệt nhanh ở các nước đang phát triển và duy trì hoặc ít biến động hơn ở các nước phát triển.
Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), ước tính đến năm 2050 nhu cầu về thực phẩm chứa protein tăng 60%. Từ giữa năm 2010 và 2050 ngành sản xuất protein động vật được kỳ vọng tăng 1,7% mỗi năm. Cùng với đó ngành sản xuất thịt dự đoán tăng gần 70%, ngành nuôi trồng thủy sản đạt 90% và sữa là 55%.
Khoảng 1 tỷ tấn thức ăn được sản xuất ra trên toàn thế giới (2015), có khoảng 300 triệu tấn được sản xuất trực tiếp ở các trang trại hỗn hợp. Điều này đặt ra thách thức cho các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm khi không thường xuyên kiểm tra được việc pha trộn của nông dân. Việc kiểm tra chỉ được tiến hành khi có vấn đề gì đó xảy ra. IFIF tin rằng cần đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng áp dụng cho toàn bộ hệ thống thức ăn này nhằm đảm bảo sự bền vững của chuỗi thực phẩm và TĂCN.
Hơn 100 năm ngành công nghiệp sản xuất TĂCN thế giới
Ngành công nghiệp sản xuất TĂCN được tính từ cuối thế kỷ 19. Điều này xuất phát từ những nhận thức về lợi ích từ một chế độ ăn uống hợp lý và chế biến những nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng thể trạng cho động vật. Thức ăn hỗn hợp lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1882, trong khi nhà sản xuất TĂCN hàng đầu thế giới Purina Feeds được thành lập vào năm 1894 bởi William Hollington Danforth. Cargill khởi đầu ý tưởng liên quan các loại ngũ cốc từ năm năm 1865, bắt đầu kinh doanh TĂCN vào khoảng năm 1884.
Ngành công nghiệp TĂCN nhanh chóng được mở rộng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Purina Feeds mở rộng hoạt động sang Canada, mở nhà máy TĂCN đầu tiên vào năm 1927 (hiện nay vẫn còn hoạt động). Năm 1928, ngành công nghiệp TĂCN đã được cách mạng hóa bởi sự ra đời của các loại thức ăn dạng viên đầu tiên – Purina Checkers.
Công việc của các nhà sản xuất TĂCN chính là mua các nguyên liệu và trộn chúng trong nhà máy theo các thông số kỹ thuật được vạch ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng động vật.
Các thành phần chính trong TĂCN được chế biến trong thương mại là ngũ cốc, bao gồm ngô, đậu tương, lúa mì, yến mạch và lúa mạch. Thức ăn hỗn hợp cũng có thể bao gồm các loại thức ăn đã trộn sẵn hoặc cũng có thể được bán riêng. Hỗn hợp thức ăn này bao gồm các thành phần vi lượng như vitamin, khoáng chất, chất bảo quản, kháng sinh, các sản phẩm lên men và các thành phần thiết yếu khác được mua từ các công ty chuyên cung cấp TĂCN, thường theo hình thức bỏ vào bao, cho trộn theo khẩu phần thương mại. Bởi vì sự sẵn có của các sản phẩm này, người nông dân có thể sử dụng ngũ cốc của mình xây dựng khẩu phần ăn riêng cho gia súc theo những mức độ khoáng chất và vitamin được hướng dẫn.
Hiện, Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất ngô và đậu tương, trung bình chiếm khoảng một nửa số lượng ngô và 40% đậu nành giao dịch trên toàn cầu. Theo Hiệp hội Công nghiệp Thức ăn chăn nuôi Mỹ, 20 tỷ USD là con số thu được trong việc bán các loại thành phẩm TĂCN mỗi năm. Công nghiệp TĂCN là một trong những ngành kinh doanh cạnh tranh nhất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mỹ cũng là nước bán các sản phẩm về ngô, thức ăn ngũ cốc, bột đậu tương hàng đầu thế giới. Hàng chục ngàn nông dân với các nhà máy TĂCN ở các trang trại của của họ cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn lớn phân phối trên khắp thế giới. Ngành TĂCN đã tạo ra 23,2 tỷ USD theo hóa đơn tiền mặt ở các nông trại Mỹ năm 2001.
Trung Quốc, quốc gia sản xuất nhiều TĂCN nhất thế giới
Tuy nhiên, Trung Quốc mới là nhà sản xuất TĂCN hàng đầu, theo sau là Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Nhật Bản và Pháp. Một số quốc gia nhỏ hơn như: Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Argentina, Việt Nam và Italy… đã có bước tiến đáng kể trong năng lực sản xuất TĂCN.
Aidan Connolly, Giám đốc phát triển sáng tạo, người chỉ đạo dự án thu thập số liệu TĂCN toàn cầu của Alltech cho biết: “Ngành công nghiệp TĂCN là một “phong vũ biểu” tuyệt vời của nền kinh tế. Dù vậy ngành này vẫn phải trải qua nhiều thăng trầm, ảnh hưởng bởi những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực như: Thị trường trầm lắng, chi phí nguyên liệu thức ăn thô tăng cao, những biến động trong tiêu chuẩn xuất nhập khẩu được ban hành ở các nước, dịch bệnh bùng phát ở vật nuôi như PED ở heo và cúm gia cầm…”.
Báo cáo của Alltech cũng cho thấy, trong tổng sản lượng 995 triệu TĂCN được sản xuất trên toàn cầu năm 2015, khu vực châu Á chiếm hơn 1/3 sản lượng. Trung Quốc một lần nữa lại duy trì ngôi vị “quán quân” với sản lượng 179,93 triệu tấn từ 8.550 nhà máy TĂCN trong nước. Tuy nhiên, đây là năm thứ ba liên tiếp nước này báo cáo về sự suy giảm sản lượng và số lượng nhà máy.
Trung Quốc là quốc gia có nhiều tập đoàn sản xuất TĂCN lớn thuộc nhóm 20 tập đoàn lớn nhất thế giới (9/20 tập đoàn) như: New Hope Liuhe, CPP China, Wen’s Food Group, East Hope Group, Twins Group… Ngành TĂCN của nước này chủ yếu tập trung vào thức ăn cho lợn, gia cầm và thủy sản.
Không chỉ ở Trung Quốc mà số lượng các nhà máy TĂCN tại Mỹ, Brazil cũng giảm đi đáng kể. Mỹ sản xuất 172,730 triệu tấn thức ăn từ 6.012 nhà máy TĂCN (giảm so 6.718 nhà máy vào năm 2014) và Brazil sản xuất 68,7 triệu tấn từ 1.556 nhà máy TĂCN (giảm so 1.698 nhà máy trong năm 2014).
Ấn Độ đã có một bước tiến ngoạn mục khi vượt qua Mexico để giành lấy vị trí thứ 4 với sản lượng 31,54 triệu tấn, tăng hơn so 29,43 triệu tấn năm 2014. Nhật Bản, một nước có sản lượng TĂCN lớn vẫn duy trì ở vị trí thứ 8 với 24,31 triệu tấn. Indonesia với sản lượng 19,98 triệu tấn năm 2015 đã soán vị trí của Hàn Quốc (18,58 triệu tấn) để trở thành nước sản xuất TĂCN lớn thứ 12 trên thế giới. Với sản lượng 14,10 triệu tấn, Việt Nam tiếp tục ở vị trí thứ 17 trong số 131 quốc gia sản xuất thức ăn mà Alltech đã thu thập số liệu thống kê.
Đối với người tiêu dùng, theo Aidan Connolly, họ ngày càng đặt ra nhiều câu hỏi: “Việc cho vật nuôi ăn có tác động như thế nào đến môi trường và các tài nguyên khác? Làm thế nào để cho vật nuôi ăn lại tạo ra thức ăn bổ dưỡng hơn cho con người? Hay làm thế nào để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng? Những câu hỏi này cũng như nhiều câu hỏi khác tương tự hoàn toàn có thể tìm được “lời giải” thông qua việc tiến hành tìm hiểu về thức ăn vật nuôi được tiêu thụ trên toàn thế giới. Điều này cũng đòi hỏi các nhà sản xuất TĂCN không ngừng nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng đối với từng vật nuôi; cải tiến, đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phương Hà
(theo www.ifif.org – www.global.alltech.com)
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất