Một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua đã kêu gọi tăng cường giám sát động vật để tìm bằng chứng nhiễm cúm gia cầm H5N1 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Nhà dịch tễ học Maria Van Kerkhove, thuộc WHO, kêu gọi nỗ lực chặt chẽ hơn nữa để giảm nguy cơ lây truyền virus cúm gia cầm sang các loài động vật và lây sang người.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, bà Maria Van Kerkhove nói rằng: “Những gì chúng ta thực sự cần trên thế giới, ở Mỹ và các nước khác là tăng cường giám sát chặt chẽ hơn đối với động vật, các loài chim hoang dã, gia cầm, những loài động vật dễ bị nhiễm bệnh”.
WHO cho biết, họ đang liên hệ với các cơ quan đối tác như: Tổ chức Thú y Thế giới và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc để tăng cường giám sát động vật.
Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận sự xuất hiện của cúm gia cầm H5N1 ở một con lợn tại một trang trại ở bang Oregon.
Lợn là loài vật đặc biệt đáng lo ngại về sự lây lan của cúm gia cầm vì chúng có thể bị nhiễm đồng thời cả virus ở gia cầm và ở người, có thể hoán đổi gene để tạo thành một loại virus mới nguy hiểm hơn và dễ lây nhiễm sang người.
Bà Kerkhove cho biết, WHO luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với cúm gia cầm, vì vấn đề không phải là có hay không mà là khi nào. Theo bà, nguy cơ mắc cúm gia cầm đối với người dân trên toàn cầu nói chung vẫn ở mức thấp.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cho đến nay đã có 55 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người, bao gồm cả trẻ em, được báo cáo tại Mỹ trong năm nay.
Hầu hết các trường hợp này là ở những công nhân nông trại đã tiếp xúc với gia cầm hoặc bò bị nhiễm bệnh. Theo CDC, không có trường hợp nào lây truyền từ người sang người liên quan đến cúm gia cầm H5N1, nhưng những công nhân chăn nuôi bò sữa và các công nhân nông trại khác được coi là có nguy cơ mắc virus cao hơn.
ĐÌNH ĐỨC
Theo Reuters
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất