[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã cổ phiếu BAF – sàn HoSE) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự. Theo đó, Hội đồng Quản trị (HĐQT) đã ra quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh và ông Ngô Cao Cường vào vị trí Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 29/11. Thời hạn bổ nhiệm sẽ duy trì đến khi có thông báo mới.
Ông Nguyễn Văn Minh (đứng thứ 2, từ trái sang) cùng với lãnh đạo Cục Chăn nuôi và BAF Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1983, quê quán Ba Vì, Hà Nội. Ông đảm nhận vai trò điều hành mảng trang trại (farm) cho BAF Việt Nam. Trước đó, ông Minh tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho BAF với vai trò chuyên gia kỹ thuật của IFC, từ đầu năm 2023 tiếp tục đảm nhiệm vị trí cố vấn điều hành mảng trang trại cho doanh nghiệp này. Đồng thời, ông cùng đội ngũ lãnh đạo BAF đã tích cực kết nối, đàm phán tác hợp tác giữa BAF và Tập đoàn số 1 về chăn nuôi lợn tại Trung Quốc – Muyuan… Kết quả là sự hợp tác chiến lược giữa BAF và MUYUAN đã được ký kết và công bố vào ngày 16 tháng 9 vừa qua.
Ông Nguyễn Văn Minh từng có gần 10 năm là giảng viên Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, cố vấn kỹ thuật cho nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn tại Việt Nam và Đông Nam Á.
Cùng với đó, ông Ngô Cao Cường, Giám đốc tài chính hiện tại, cũng được giao thêm nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc. Ông Cường, sinh năm 1987, là cử nhân kế toán kiểm toán và đã gắn bó với BAF trong vai trò Giám đốc tài chính từ tháng 5/2023.
Hiện nay, Ban điều hành của BAF Việt Nam bao gồm 05 thành viên, trong đó bà Bùi Hương Giang đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc công ty.
Song song với việc củng cố về nhân sự cấp cao, HĐQT của BAF Việt Nam cũng đã thông qua kế hoạch nhận chuyển nhượng hơn 3,5 triệu cổ phần, tương đương 99,99% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp sạch Thanh Xuân.
Hội đồng quản trị quyết định giao cho bà Bùi Hương Giang là người đại diện ủy quyền quản lý toàn bộ số cổ phần của BAF Việt Nam tại Nông nghiệp sạch Thanh Xuân, toàn quyền quyết định các vấn đề và chủ động thực hiện các công việc cần thiết để công ty sở hữu số cổ phần nêu trên tại Nông nghiệp sạch Thanh Xuân bao gồm nhưng không giới hạn về thương thảo, quyết định nội dung của giao dịch, ký kết các hợp đồng, phụ lục, văn bản tài liệu khác và triển khai thực hiện giao dịch.
Trước đó, BAF Việt Nam đã mở rộng quy mô mảng chăn nuôi heo theo mô hình khép kín 3F (từ trang trại đến bàn ăn) bằng việc mua lại 49% vốn điều lệ của 5 doanh nghiệp chăn nuôi tại Quảng Trị bao gồm: Thành Sen HT – QT, Hoàng Kim HT – QT, Hoàng Kim QT, Việt Thái HT và Toàn Thắng HT. Tất cả đều được thành lập năm 2021 và đặt trụ sở tại TP. Đông Hà, Quảng Trị.
Đặc biệt, BAF cũng sở hữu 95% vốn tại Công ty TNHH Chăn nuôi Công nghệ cao Khuyên Nam Tiến với mức đầu tư 47,5 tỷ đồng. Công ty này hoạt động tại xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Tính đến thời điểm hiện tại, BAF có tổng cộng 36 trang trại nuôi lợn công nghệ cao trải dài trên khắp cả nước, cho ra sản lượng gần 1 triệu lợn thường phẩm mỗi năm. BAF cho biết mục tiêu mở rộng quy mô đàn chăn nuôi heo lên mức 450.000 con heo nái và 10 triệu con heo thịt vào năm 2030.
Hà Ngân
- baf li>
- ông Nguyễn Văn Minh li> ul>
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất