[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3), dạng hoạt động của vitamin D3, vào khẩu phần ăn có thể mang lại nhiều lợi ích đối với năng suất, chất lượng trứng và chất lượng xương chày của gà đẻ trong giai đoạn cuối, nuôi ở mật độ cao.
PHƯƠNG PHÁP, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Động vật thí nghiệm, khẩu phần ăn và quản lý
Nghiên cứu được phê duyệt bởi Ủy ban Chăm sóc và Sử dụng Động vật của Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên, Trung Quốc. 800 con gà mái Lohman 45 tuần tuổi được chia thành 4 nhóm nghiệm thức với các mức bổ sung 25-OH-D3 và mật độ thả khác nhau: (1) Low- (mật độ thấp + 0 μg/kg 25-OH-D3), (2) Low+ (mật độ thấp + 69 μg/kg 25-OH-D3), (3) High- (mật độ cao + 0 μg/kg 25-OH-D3), và (4) High+ (mật độ cao + 69 μg/kg 25-OH-D3). Gà được cho ăn thức ăn hỗn hợp (Bảng 1) dạng nghiền trong suốt 16 tuần. Môi trường nuôi được kiểm soát ở nhiệt độ 220C với lịch chiếu sáng 16 giờ sáng và 8 giờ tối, và gà được tự do tiếp cận nước và thức ăn.
Bảng 1. Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của khẩu phần ăn cơ bản |
|
Chỉ tiêu, % |
Lượng |
Bắp Cám mì Dầu nành Bã nành (CP 43%) Gluten bắp (CP 60%) DDGS bắp CaCO3 (dạng hạt) CaCO3 (dạng bột) CaHPO4 (dạng hạt) NaCl NaHCO3 L-Lysine HCl DL-Methionine Choline chloride 60% Vitamin premix1 Mineral premix2 Total |
59.06 3.87 1.50 15.24 5.00 5.00 6.10 2.50 0.94 0.25 0.10 0.16 0.01 0.10 0.02 0.15 100.00 |
Hàm lượng dinh dưỡng dựa trên tính toán, % |
|
ME3, kcal/kg |
2.690 |
Hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích, % |
|
CP Ca Total P Lysine Methionine |
15.82 3.65 0.64 0.65 0.33 |
1Premix cung cấp các thành phần sau cho mỗi kg khẩu phần: VA 9950 IU, VB1 37.7 mg, VB2 12 mg, D-pantothenate 18.2 mg, VB6 7.55 mg, VB12 0.5 mg, VD3 5000 IU, VE 70 IU, VK3 4.47 mg, Biotin 4 mg, VC 195 mg, niacin acid 70.35 mg.
2Premix cung cấp các thành phần sau cho mỗi kg khẩu phần: Cu (dạng Đồng sulfat) 9.6 mg, Fe (dạng Sắt (II) sulfat) 64 mg, Mn (dạng Mn sulfat) 121.5 mg, Zn (dạng Zn sulfat) 57 mg, I (dạng K iodide) 0.60 mg, Se (dạng Na selenit) 0.36 mg.
3Tính toán theo NRC (1994).
Thu mẫu và đánh giá
Dữ liệu về sản lượng trứng, hệ số chuyển đổi thức ăn và các chỉ tiêu chất lượng trứng đã được thu thập trong suốt quá trình nghiên cứu. Vào tuần thứ 16, trứng được thu thập để đánh giá chất lượng và các mẫu máu cũng được lấy để phân tích. Sau đó, gà thí nghiệm được mổ để đánh giá thêm các chỉ tiêu như độ cứng xương chày và mô bệnh học.
Chất lượng trứng
Các chỉ tiêu chất lượng trứng như màu sắc lòng đỏ, chiều cao lòng trắng, chỉ số Haugh, độ cứng, độ dày vỏ trứng và màu sắc được đánh giá bằng nhiều thiết bị và phương pháp thử nghiệm khác nhau.
Chất lượng xương chày
Các mẫu xương chày được xử lý để quan sát mô học và thử nghiệm độ cứng. Tỷ lệ tro, phốt pho và hàm lượng canxi cũng được phân tích bằng các phương pháp cụ thể.
Phân tích hormone huyết thanh
Nồng độ các hormone trong huyết thanh được đánh giá bằng bộ xét nghiệm ELISA.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê bằng mô hình ANOVA hai chiều giai thừa 2×2 để nghiên cứu các tác động chính của mật độ thả và 25-OH-D3, cũng như sự tương tác giữa chúng. Kiểm định Tukey được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình khi sự tương tác có ý nghĩa.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiệu suất sản xuất
Mật độ nuôi cao dẫn đến tỷ lệ đẻ, lượng thức ăn tiêu thụ và trọng lượng trứng thấp hơn so với mật độ nuôi thấp (Bảng 2). Sự sụt giảm này là do diện tích trống cho phép giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến lượng thức ăn tiêu thụ. Ngoài ra, tỷ lệ trứng vỡ cao hơn ở mật độ nuôi cao. Nhìn chung, bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn không có tác động đáng kể đến hiệu quả chăn nuôi, ngoại trừ việc giảm tỷ lệ trứng vỡ ở mật độ cao (Bảng 3). Mặc dù việc bổ sung 25-OH-D3 không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả chăn nuôi trong nghiên cứu này, nhưng điều này phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy việc bổ sung chỉ có lợi khi khẩu phần ăn thiếu vitamin D3.
Bảng 2. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên năng suất của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (1-8 tuần)1 |
||||||
Chỉ tiêu |
Tỷ lệ đẻ (%) |
Trọng lượng trứng (g) |
FCR |
Lượng thức ăn tiêu thụ, g |
Tỷ lệ trứng vỡ (%) |
Trứng không đạt chuẩn (%) |
Mật độ |
||||||
Low– Low+ High– High+ |
95.73±0.47a 95.75±0.59a 93.76±0.64b 93.74±0.61b |
64.55±0.24a 63.93±0.31a,b 63.21±0.37b 63.25±0.41b |
1.91±0.01 1.94±0.03 1.94±0.02 1.91±0.01 |
117.87±1.04a 118.85±1.53a 114.83±0.97b 112.78±0.88b |
1.14±0.11 0.98±0.17 1.55±0.21 1.44±0.25 |
0.98±0.17 0.97±0.09 1.64±0.21 1.31±0.22 |
Giá trị P |
<0.01 |
<0.01 |
0.26 |
<0.01 |
0.54 |
0.31 |
Hiệu quả chính Giá trị P |
||||||
Mật độ 25-OH-D3 Mật độ*25-OH-D3 |
<0.01 0.87 0.88 |
<0.01 0.24 0.32 |
0.96 0.77 0.13 |
<0.01 0.66 0.11 |
0.21 0.74 0.66 |
0.44 0.33 0.57 |
a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).
1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.
Bảng 3. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên năng suất của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (9-16 tuần)1 |
||||||
Chỉ tiêu |
Tỷ lệ đẻ (%) |
Trọng lượng trứng (g) |
FCR |
Lượng thức ăn tiêu thụ (g) |
Tỷ lệ trứng vỡ (%) |
Trứng không đạt chuẩn (%) |
Mật độ |
||||||
Low– Low+ High– High+ |
94.74±0.88a 95.42±0.77a 92.99±0.43b 91.66±0.66b |
65.47±0.55 64.58±0.67 64.52±0.32 64.32±0.25 |
1.95±0.03 1.96±0.06 1.98±0.05 1.99±0.04 |
120.68±1.43a 120.67±1.23a 118.68±1.45a,b 116.44±1.91b |
1.54±0.17b 1.33±0.20b 2.44±0.11a 1.41±0.14b |
1.20±0.07 1.14±0.17 1.65±0.11 1.77±0.23 |
Giá trị P |
<0.01 |
0.09 |
0.67 |
0.04 |
<0.01 |
0.41 |
Ý nghĩa Giá trị P |
||||||
Mật độ 25-OH-D3 Mật độ*25-OH-D3 |
<0.01 0.53 0.08 |
0.10 0.24 0.40 |
0.40 0.94 0.90 |
<0.01 0.23 0.51 |
<0.01 0.02 0.04 |
0.54 0.33 0.21 |
a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).
1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.
Bảng 4. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên năng suất của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (1-16 tuần)1 |
||||||
Chỉ tiêu |
Tỷ lệ đẻ (%) |
Trọng lượng trứng (g) |
FCR |
Lượng thức ăn tiêu thụ (g) |
Tỷ lệ trứng vỡ (%) |
Trứng không đạt chuẩn (%) |
Mật độ |
||||||
Low– Low+ High– High+ |
94.92±0.37a 95.58±0.45a 93.37±0.68b 92.69±0.73b |
65.01±0.27a 64.26±0.31a,b 63.86±0.33b 63.60±0.21b |
1.93±0.04 1.95±0.01 1.95±0.04 1.94±0.03 |
119.27±0.97a 119.77±1.10a 116.75±0.88b 114.59±0.95b |
1.34±0.11b 1.16±0.21b 2.00±0.17s 1.43±0.14b |
1.09±0.11 1.06±0.14 1.65±0.21 1.54±0.09 |
Giá trị P |
<0.01 |
<0.01 |
0.82 |
<0.01 |
0.02 |
0.44 |
Ý nghĩa Giá trị P |
||||||
Mật độ 25-OH-D3 Mật độ*25-OH-D3 |
<0.01 0.64 0.09 |
<0.01 0.11 0.57 |
0.67 0.78 0.44 |
<0.01 0.37 0.16 |
<0.01 0.04 0.01 |
0.54 0.37 0.81 |
a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).
1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.
Chất lượng trứng
Mật độ nuôi cao làm tăng độ sáng của vỏ trứng, nhưng giảm độ đỏ, độ vàng, độ cứng, độ dày và trọng lượng tương đối của vỏ. Bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn làm giảm độ sáng của vỏ trứng và tăng giá trị độ vàng cũng như trọng lượng của vỏ trứng.
Bảng 5. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên chất lượng trứng của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp1 |
||||||||||
Chỉ tiêu |
Màu sắc vỏ trứng |
Độ cứng vỏ, kg/cm3 |
Độ dày vỏ, mm-2 |
Tỷ lệ vỏ, % |
Tỷ lệ lòng đỏ, % |
Màu sắc lòng đỏ |
Chiều cao lòng trắng, mm |
Chỉ số Haugh |
||
L* |
a* |
b* |
||||||||
Mật độ |
||||||||||
Low– Low+ High– High+ |
82.35±0.33b 82.07±0.29b 83.23±0.22a 82.25±0.43b |
6.51±0.19a 6.47±0.21a,b 5.56±0.27c 6.02±0.18b,c |
17.21±0.31a 17.93±0.29a 16.30±0.37b 17.46±0.19a |
4.37±0.11 4.27± 0.21 4.05±0.28 4.11±0.17 |
40.88±0.07a 39.63±0.04a 36.73±0.08b 37.63±0.05b |
11.25±0.61 11.24±0.48 10.85±0.55 11.07±0.87 |
28.46±0.76 28.38±0.54 28.07±0.66 27.47±0.57 |
13.33±0.76 13.41±0.11 13.30±0.27 13.27±0.55 |
7.14±0.09 7.07±0.11 7.13±0.27 7.08±0.32 |
82.94±1.98 82.55±0.97 82.66±0.87 82.37±1.49 |
SEM |
0.35 |
0.24 |
0.38 |
0.15 |
0.06 |
0.63 |
0.50 |
0.15 |
0.21 |
1.38 |
Giá trị P |
<0.01 |
<0.01 |
<0.01 |
0.12 |
<0.01 |
<0.01 |
0.18 |
0.82 |
0.98 |
0.98 |
Ý nghĩa Giá trị P |
||||||||||
Mật độ 25-OH-D3 Mật độ*25-OH-D3 |
0.04 0.04 0.16 |
<0.01 0.22 0.13 |
0.04 ,0.01 0.42 |
0.04 0.92 0.49 |
<0.01 0.79 0.01 |
0.01 0.25 0.25 |
0.08 0.37 0.50 |
0.46 0.84 0.62 |
0.86 0.57 0.84 |
0.92 0.63 0.86 |
a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).
1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 30 quả trứng mỗi lần lặp lại.
Sắc tố vỏ đóng vai trò là dấu hiệu cảnh báo về trạng thái căng thẳng và bệnh tật ở gà đẻ. Mật độ nuôi cao làm giảm sắc tố của vỏ trứng, trong khi bổ sung 25-OH-D3 giúp cải thiện màu sắc vỏ trứng bằng cách giảm độ sáng và tăng độ vàng. Thêm vào đó, mật độ nuôi cao cũng ảnh hưởng xấu đến độ cứng, độ dày và trọng lượng của vỏ trứng, nhưng bổ sung 25-OH-D3 làm tăng trọng lượng và độ dày của vỏ trứng trong điều kiện nuôi mật độ cao, trái ngược với một số nghiên cứu trước đây. Sự không nhất quán này có thể là do sự khác biệt về mức canxi hoặc vitamin D3 trong khẩu phần ăn ở các nghiên cứu khác.
Chất lượng xương chày
Gà đẻ nuôi mật độ cao có hàm lượng tro và canxi xương chày thấp hơn, trong khi bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn làm tăng độ cứng của xương chày (Bảng 6). Đánh giá mô bệnh học cho thấy cấu trúc xương chày được cải thiện rõ rệt ở các nhóm bổ sung 25-OH-D3 khi nuôi ở mật độ cao (Hình 1).
Bảng 6. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên chất lượng xương chày của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp1 |
||||
Chỉ tiêu |
Độ cứng, kgf |
Tro (%) |
Ca (%) |
P (%) |
Mật độ |
||||
Low– Low+ High– High+ |
16.88 ±1.40 18.95±1.65 15.80±0.97 17.23±1.19 |
52.96±1.35 53.49±2.09 51.76±1.01 51.37±0.95 |
19.50±0.42 19.68±0.55 18.87±0.31 18.92±0.42 |
8.10±0.21 7.90±0.11 7.90±0.22 7.80±0.13 |
Giá trị P |
0.15 |
0.16 |
0.30 |
0.40 |
Ý nghĩa Giá trị P |
||||
Mật độ 25-OH-D3 Mật độ*25-OH-D3 |
0.16 0.05 0.74 |
0.04 0.79 0.77 |
0.04 0.96 0.91 |
0.07 0.07 0.30 |
a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).
1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 10 con mỗi lần lặp lại.
Xương chày rất quan trọng đối với cả sự tăng trưởng và năng xuất gà đẻ, vì nó góp phần đáng kể vào quá trình lắng đọng canxi để hình thành vỏ trứng. Mật độ nuôi cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xương chày và làm giảm chất lượng của xương. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25-OH-D3 có thể cải thiện chất lượng xương chày ở gà thịt. Trong nghiên cứu này, phân tích mô học của xương chày cho thấy rằng bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn cải thiện kết nối xương xốp và cấu trúc xương chày tổng thể. Ngoài ra, mật độ nuôi cao làm giảm hàm lượng tro và canxi xương chày, trong khi bổ sung 25-OH-D3 làm tăng độ cứng của xương chày. Những phát hiện này chứng minh khả năng của 25-OH-D3 trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực của mật độ nuôi cao đến chất lượng xương chày.
Hình 1. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên mô bệnh học xương chày của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (X100 và 200). (A) Mô bệnh học xương chày cho thấy xương đặc (mũi tên màu xanh) và xương xốp (mũi tên màu vàng). Cấu trúc xương vỏ dày đặc và sự hiện diện của các tế bào xương được quan sát thấy ở nhóm L+0 và nhóm L+25-OH-D3. Trong khi đó, một số vết gãy xuất hiện ở nhóm gà đẻ nuôi mật độ cao H+0 (mũi tên màu đỏ). (B) Vùng xốp. Gà đẻ nuôi mật độ cao có diện tích vùng xốp nhỏ hơn so với nhóm đối chứng L+0. Tuy nhiên, việc bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn đã giúp tăng diện tích vùng xốp ở nhóm gà đẻ nuôi mật độ cao (P<0,05).
Phân tích hormone huyết thanh
Gà đẻ nuôi mật độ cao có nồng độ 25-OH-D3, CORT, LPS và OC trong huyết thanh cao hơn, và nồng độ PTH trong huyết thanh thấp hơn so với gà nuôi mật độ thấp (Bảng 7). Bổ sung 25-OHD3 làm tăng nồng độ 25-OH-D3, CA và CT trong huyết thanh, đồng thời giảm nồng độ CORT, LPS và OC. Có sự tương tác giữa mật độ nuôi và bổ sung 25-OH-D3 đối với nồng độ một số hormone, đặc biệt là PTH.
Bảng 7. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên nồng độ hormone huyết thanh của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp1 |
||||||||
Chỉ tiêu |
25-OH-D3, ng/mL |
CORT, ng/L |
LPS, ng/L |
CA, ng/L |
OC, ng/L |
PTH, ng/L |
CT, ng/L |
|
Mật độ |
||||||||
Low– Low+ High– High+ |
7.65±0.34b 8.15±0.51b 7.86±0.61b 9.20±0.47a |
455.13±12.57a 367.00±17.86b 459.78±9.67a 427.93±19.21a |
195.09±0.47a,b 181.71±0.47b 212.10±0.47a 195.19±0.47a,b |
311.91±16.54c 354.80±19.65a,b 328.87±12.56b,c 373.86±21.44a |
498.94±20.56b 469.52±18.65b 579.30±26.89a 481.80±16.98b |
217.23±10.56a 200.66±12.89a,b 160.36±7.48c 182.26±10.55b,c |
69.87±3.21b 77.93±2.99a,b 68.78±4.98b 83.21±5.07a |
|
Giá trị P |
<0.01 |
<0.01 |
0.05 |
0.05 |
<0.01 |
<0.01 |
0.05 |
|
Ý nghĩa Giá trị P |
||||||||
Mật độ 25-OH-D3 Mật độ*25-OH-D3 |
0.05 <0.01 0.09 |
0.05 <0.01 0.06 |
0.05 0.05 0.81 |
0.19 <0.01 0.94 |
0.05 <0.01 0.07 |
<0.01 0.74 0.05 |
0.53 <0.01 0.34 |
|
a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P < 0,05).
1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.
Nồng độ 25-OH-D3 trong huyết thanh, một chỉ số về tình trạng vitamin D của cơ thể, tăng đáng kể khi bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn, từ đó làm nổi bật vai trò của nó trong việc duy trì cân bằng canxi và và tối ưu hóa sức khỏe xương, đặc biệt trong điều kiện mật độ nuôi cao. Mật độ nuôi cao cũng làm tăng nồng độ corticosterone (CORT – một dấu hiệu căng thẳng) và lipopolysaccharide (LPS – một dấu hiệu viêm) trong huyết thanh, cho thấy tình trạng căng thẳng và viêm ở gà đẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn giúp giảm nồng độ CORT và LPS, chứng minh vai trò của nó trong việc giảm tình trạng viêm ở gia cầm.
Phân tích sâu hơn cho thấy mật độ nuôi cao làm giảm nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) trong huyết thanh, điều này chỉ ra sự suy giảm khả năng hấp thụ canxi. Ngược lại, bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn làm tăng nồng độ các hormone CA, PTH, CT và OC trong huyết thanh, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe xương khớp. Đặc biệt, nồng độ CA tăng vì enzyme này tham gia vào quá trình lắng đọng canxi cacbonat trong quá trình hình thành vỏ trứng. Do đó, tác dụng của 25-OH-D3 đối với chất lượng vỏ trứng và sức khỏe xương có thể một phần được giải thích nhờ vào khả năng tăng cường hoạt động của CA.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ nuôi cao làm giảm năng xuất (tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng và lượng thức ăn tiêu thụ), chất lượng vỏ trứng và chất lượng xương chày. Việc bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn có thể cải thiện sức khỏe xương và giảm tác động tiêu cực của mật độ nuôi cao đến hiệu quả chăn nuôi gà đẻ.
TS. Trần Bảo Hưng dịch và biên soạn
Công ty TNHH MTV Ánh Dương Khang
Địa chỉ: số 44 đường Lê Thị Chợ, khu dân cư Lacasa, P. Phú Nhuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0909 488 208 (Cảnh Kính Châu)
- chăn nuôi gà đẻ li>
- gà đẻ li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
CN,05/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất