Đó là vấn đề được UBND TP. HCM làm việc với Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố và đại diện UBND 24 quận, huyện chiều ngày 7/6.
Sau ngày 30/7, thịt heo không truy xuất nguồn gốc sẽ không được bán ở hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền . Ảnh: NL
Từ sau ngày 30/7, thịt heo không truy xuất nguồn gốc sẽ không được bán ở hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết tại buổi làm việc.
Sau thời điểm này, các loại thực phẩm khác không có nguồn gốc cũng không được bán ở các chợ đầu mối.
Theo lộ trình của TP. HCM, bắt đầu từ 15/9, thịt heo không truy xuất nguồn gốc sẽ không được bán ở tất cả các kênh ở TP. HCM. Việc này sẽ được thành phố triển khai nghiêm túc. Trước mắt, thành phố sẽ siết chặt nguồn thịt heo được đưa vào các chợ đầu mối.
“Thực phẩm có nguồn gốc thực tế chưa chắc đã là thực phẩm an toàn, nhưng dù sao có nguồn gốc cũng giúp chúng ta kiểm soát được”, ông Tuyến nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, ông Tuyến đề nghị UBND 24 quận, huyện chậm nhất là ngày 15/7 gửi kế hoạch chi tiết về việc dẹp sạch chợ tự phát, chợ lấn chiếm lòng lề đường. Theo ông, hình thức các chợ này là đầu mối phát sinh thực phẩm bẩn, thực phẩm nguy hiểm.
Loại chợ này thường tập trung ở khu chế xuất, khu công nghiệp, khu lao động nơi có nhiều công nhân, người lao động nghèo sinh sống. Theo đó, Sở Công Thương TP. HCM cần lập kế hoạch, tăng cường cửa hàng lưu động, bán hàng bình ổn vào các khu vực đó để đảm bảo phục vụ nhu cầu của công nhân, người lao động nghèo.
“Kế hoạch của UBND TP. HCM, chậm nhất đến tháng 6/2018 sẽ không còn chợ tự phát, chợ lấn chiếm lòng lề đường trên địa bàn thành phố. Đây là một việc khó nhưng phải kiên quyết làm”, ông Tuyến nói.
Ông Tuyến cũng chỉ đạo phải chấm dứt sớm tình trạng giết mổ lậu, trái phép; tình trạng sản xuất hàng gian, hàng giả. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận, huyện phụ trách phải chịu trách nhiệm.
Ông Tuyến cũng nhấn mạnh rằng trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm thông thường nên công khai, minh bạch thời gian kiểm tra cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh biết. Bởi vì, việc kiểm tra này không chỉ nhằm mục đích phạt tiền mà quan trọng là để chấn chỉnh, nhắc nhở. Ngoài ra, việc kiểm tra công khai, minh bạch, cũng là để tránh tình trạng cán bộ kiểm tra nhận “phong bì” để lờ đi những sai phạm.
Cũng tại buổi làm việc, ông Tuyến yêu cầu Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM xem lại quy định, nghiên cứu, tính toán tới việc gắn biển hiệu, dán niêm phong “cửa hàng, cơ sở không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm” đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cửa hàng bán thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
“Việc làm này sẽ đem lại hiệu quả hơn, có tính răn đe hơn và người tiêu dùng dễ nhận biết hơn là việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Bởi thực tế, việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh là việc xưa nay vẫn thực hiện”, ông Tuyến nhấn mạnh
Bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM cho biết, việc thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP. HCM là những công việc khó, nhưng cũng phải cố gắng và phải quyết tâm thực hiện.
Trước đó, Sở Công thương TP. HCM đã công bố Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo trên địa bàn TP. HCM. Để truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng chỉ cần cài đặt phần mềm có tên Te-food trong hệ thống app store hoặc google store trên điện thoại để sử dụng.
Phần mềm này được cung cấp miễn phí và khi kích hoạt có thể truy xuất từ quầy bán lẻ đến nơi giết mổ, trang trại chăn nuôi sản xuất ra miếng thịt đang được bán trên thị trường.
Nghiêm Lan
Nguồn: Báo Thanh Tra
- nguồn gốc thịt heo li>
- truy xuất nguồn heo li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất