[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khi thịt lợn nói riêng và các sản phẩm thịt nói chung chưa xuất khẩu được chính ngạch, thì trong nước với hơn 90 triệu dân sẽ giúp tiêu thụ đáng kể lượng thịt sản xuất ra hằng năm. Tuy nhiên, thị trường kinh doanh sản phẩm thịt trong nước cũng gặp không ít khó khăn và cần được tháo gỡ các rào cản càng sớm càng tốt.
Nhiều cơ chế, chính sách đang vô tình trở thành rào cản đối với ngành chăn nuôi
Kinh doanh sản phẩm thịt gặp nhiều khó khăn
Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay thị trường kinh doanh sản phẩm thịt gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tốc độ tiêu dùng thịt giai đoạn 2010 – 2016 tăng 2%, năm 2016 tăng 3,84% trong đó thịt lợn chiếm tỷ lệ lớn 70%. Tuy nhiên, sản lượng thịt sản xuất trong nước tăng với tốc độ cao hơn, gần 8%/năm, từ 3 triệu tấn năm 2007, lên hơn 5 triệu tấn hiện nay. Năm 2016, cả nước sản xuất trên 5 triệu tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn khoảng 3,7 triệu tấn tăng (tăng 5% so với năm 2015), thịt gà đạt 961.000 tấn (tăng 5,9% so với năm 2015).
Bên cạnh sản lượng trong nước tăng, nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm cũng tăng. Năm 2016, nhập khẩu thịt lợn hơn 10.000 tấn (tăng 13,9% so với 2015); nhập khẩu gia cầm đạt hơn 120.000 tấn (tăng 0,4% so với 2015).
Điều đáng nói, niềm tin của người chăn nuôi vào sản phẩm nội địa thấp hơn so với sản phẩm nhập ngoại. Bên cạnh đó, sản phẩm thịt của Việt Nam đang phải cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài về giá. Cụ thể, giá thành sản xuất thịt lợn của Việt Nam là 2,08 USD/kg, trong khi Mỹ là 1,41 USD/kg; thịt bò 2,53 USD/kg trong khi Australia 1,77 USD/kg.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, hiện tổng đàn heo nuôi trên địa bàn tỉnh có khoảng 1,7 triệu con, giảm 16,3 % so với thời điểm tháng 1/2017. Đồng Nai đã quy hoạch 139 vùng phát triển chăn nuôi với tổng diện tích 15.722,7 ha. Trước tình hình chăn nuôi heo gặp khó khăn trong thời gian qua, Sở NN&PTNT phối hợp Sở Công thương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và các địa phương tổ chức chương trình mua heo giá tốt để giải cứu người chăn nuôi, đồng thời tổ chức 14 điểm bán thịt heo bình ổn giá cho người tiêu dùng.
Để xảy ra tình trạng cung vượt cầu thời gian qua, là do chưa kiểm soát được tổng đàn chăn nuôi, nhưng xuất phát từ ý thức tự giác của người chăn nuôi chưa cao trong việc khai báo số lượng vật nuôi cho cơ quan quản lý. Nhà nước cũng chưa có các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để bắt buộc người chăn nuôi thực hiện nội dung này. Trong khi tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi hiện nay còn yếu, việc áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) chưa được người chăn nuôi chú trọng, nên thịt lợn và thịt gà ở Đồng Nai vẫn rất khó xuất khẩu. Để phát triển căn cơ hơn, hiện nay Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai đang xây dựng đề án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ trang trại đến bàn ăn giai đoạn 2018 – 2020 ”. Mục tiêu của đề án này nhằm góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi hướng đến xuất khẩu; xây dựng kênh thông tin, tuyên truyền đến người chăn nuôi về giá cả thị trường, tình hình lưu thông sản phẩm trong và ngoài nước để người dân điều chỉnh việc tái đàn.
Bất cập và loại bỏ bất cập
Bà Trần Thị Thanh Nhàn, chuyên gia Ipsard chỉ ra nhiều bất cập, rào cản về cơ chế đối với ngành chăn nuôi. Trước hết, đó là bất cập trong thủ tục xin cấp phép đầu tư, qua rất nhiều khâu, gây mất thời gian cho doanh nghiệp. Cụ thể, thủ tục cấp phép đầu tư cho các vùng chăn nuôi và giết mổ tập trung tuân thủ qua 8 bước. Đáng nói, dự án thực hiện trên khu đất đã nằm trong vùng quy hoạch tập trung nhưng vẫn phải tuân thủ theo các bước này. Ngoài ra, đất đã vào khu quy hoạch tập trung không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng, không có tài sản thế chấp.
Bất cập nữa là sự không thống nhất và có quá nhiều quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh của cơ sở sản xuất, chế biến, bán buôn thực phẩm. Chẳng hạn như Nghị định 66/2016/NĐ-CP (điều 19, 21, 23), Luật ATTP (điều 19, 23), Luật Thú y (điều 69, 72), các quy định về điều kiện vệ sinh thú y địa phương khiến cho DN, cơ sở khó khăn trong cập nhật và tuân thủ. Hơn nữa, cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng khi triển khai áp dụng thực tế, không thống nhất giữa các lần kiểm tra hoặc giữa các địa phương gây bức xúc cho doanh nghiệp.
Nhóm bất cập tiếp theo là quy định về quản lý giết mổ trong chăn nuôi. Các chính sách quy hoạch và hỗ trợ phát triển các khu giết mổ tập trung chưa hiệu quả, chồng chéo, chưa hợp lý và chưa cập nhật bởi trùng với quy hoạch phân khu đô thị, xa các điểm phân phối thịt không phù hợp với quy hoạch nông thôn mới và tình hình phát triển của địa phương. Những yếu tố này không khuyến khích việc giết mổ ở các cơ sở tập trung đã được đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước, gây lãng phí. Đồng thời không kiểm soát được giết mổ nhỏ lẻ, không khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư nâng cấp.
Bà Trần Thị Thanh Nhàn cho biết thêm, hiện nay có bất cập trong quy định kiểm dịch, kiểm soát chất lượng sản phẩm như thu phí kiểm dịch theo lô hàng không tính lớn, nhỏ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp nhỏ, dẫn tới khó cạnh tranh. Cùng với đó, bất cập trong kiểm soát sản phẩm nhập khẩu, thiếu thông tin, nguồn gốc hàng nhập khẩu, kho lạnh. Tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật cho thịt nhập khẩu yếu, đặc biệt là nội tạng động vật. Điều này gây khó khăn trong quản lý, cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng chất lượng cao, thấp, hàng trong nước và nhập khẩu.
Ipsard đề xuất chính sách: nên tập trung một đầu mối cấp phép và đơn giản hóa thủ tục cấp phép đối với các dự án đầu tư chăn nuôi, giết mổ tập trung đã nằm trong vùng quy hoạch. Cần có chủ trương, bản đồ quy hoạch đất đai cụ thể, công khai đồng thời linh hoạt trong thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho vùng không hiệu quả.
Khuyến nghị Bộ NN&PTNT rà soát lại chính sách và quy hoạch về phát triển các khu giết mổ tập trung, tăng cường thể chế, chính sách để kiểm soát và giảm dần các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường và ATTP. Cần phải sửa đổi NĐ 38/2012/NĐ-CP (hướng dẫn Luật ATTP) theo hướng phân công lại trách nhiệm của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Công thương, mặt khác điều chỉnh Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT theo hướng làm rõ trách nhiệm của từng bên. Sửa đổi, bổ sung, thay thế các bất cập, chồng chéo trong các văn bản QPPL liên quan: Thông tư 24/2013/TT-BYT; Thông tư 45; nghị định 178, Nghị định 229. Bộ NN&PTNT cần ban hành quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chế biến sản phẩm động vật, quy định quy trình lấy mẫu thịt tươi kiểm tra chất cấm tại điểm kinh doanh, chợ, siêu thị…
Chu Khôi
- Thương mại thịt trong nước li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất