[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh ký sinh trùng đường máu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đàn trâu, bò, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Bệnh không chỉ gây ra những tổn thương về sức khỏe cho vật nuôi mà còn gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi.
Bệnh ký sinh trùng đường máu thường xuất hiện ở động vật nhai lại (ĐVNL) vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm, khi ruồi, mòng và ve hút máu phát triển mạnh. Bệnh xuất hiện trên ĐVNL ở mọi lứa tuổi, có tỷ lệ nhiễm từ 5-20% và được coi là vô cùng nguy hiểm. Bệnh gây mất máu và suy nhược cơ thể ở động vật, tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của bà con chăn nuôi.
Nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học của bệnh
Do tiên mao trùng: Trypanosoma evansi
Bệnh ở động vật nhai lại do ruồi và mòng mang mầm bệnh tiên mao trùng hút máu gây ra. Sau khi hút máu từ ĐVNL bị bệnh, các loại ruồi và mòng này tiếp tục truyền bệnh cho những ĐVNL khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua đường tiêu hóa và phân.
Tiên mao trùng ký sinh trong máu tiết ra độc tố, gây sốt cao và sốt cách đợt tương ứng với sự xuất hiện của chúng trong máu. Độc tố này không chỉ hủy hoại hồng cầu, ức chế hoạt động của cơ quan tạo máu, mà còn gây viêm ruột và tiêu chảy.
Do lê dạng trùng: Babesia bovis, Babesia bigemina, Babesia ovata
Bệnh được truyền qua các loài ve hút máu, sau đó mầm bệnh ký sinh trong hồng cầu. ĐVNL dưới 1 tuổi thường mắc bệnh với triệu chứng nhẹ hơn so với những con trưởng thành.
Do biên trùng: Anaplasma marginale (ký sinh chủ yếu ở rìa hồng cầu), Anaplasma kentrale (ký sinh chủ yếu ở giữa hồng cầu)
Bệnh được truyền qua các loài ve hút máu, bên cạnh đó còn có thể lây lan qua các dụng cụ kim chích, truyền máu, cấy chuyển phôi và giao phối…
Bệnh Theile trùng (Theileriosis): Theileria parva, Theileria mutans, Theileria anulata, Theileria surgenti ký sinh trong hồng cầu với nhiều hình dạng khác nhau.
Bệnh được truyền qua ve (Rhipicephalus, Hyalomma) và muỗi Anopheles: những loài này hút máu và lây lan mầm bệnh, sau đó mầm bệnh ký sinh trong hồng cầu.
Triệu chứng, bệnh tích
Do tiên mao trùng
ĐVNL sẽ sốt cao từ 40-420C, kéo dài trong 2-3 ngày. Sau đó, nhiệt độ sẽ hạ xuống, nhưng sau 3-6 ngày, chúng lại tiếp tục sốt.
Niêm mạc mắt trở nên đỏ, có dấu hiệu xuất huyết và tái nhợt, kèm theo ghèn chảy ra liên tục, tạo thành cục. Mắt sưng, viêm giác mạc và kết mạc. Trong trường hợp bệnh nặng, mắt có thể sưng to và lòi ra ngoài.
Xuất hiện hiện tượng phù thũng ở những vùng thấp như ngực, yếm và chân, nơi có nhiều keo nhầy. Hạch lâm ba ở trước đùi và trước vai cũng sưng lên, tích nước.
Xuất hiện triệu chứng thần kinh như uể oải, đi không vững, bốn chân co giật như đang bơi. Đôi khi, ĐVNL có thể chết đột ngột.
Sau những cơn sốt, gia súc sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy với phân màu vàng, xám, có lẫn bọt khí và niêm mạc, kèm theo mùi tanh khó chịu. Chúng trở nên gầy yếu, thiếu máu nặng và có nguy cơ tử vong.
Trong thể mãn tính, động vật sẽ gầy gò, lông xơ xác, mắt hõm sâu, niêm mạc nhợt nhạt và có dấu hiệu hoàng đản.
Khi mổ khám sẽ thấy máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim có nước màu vàng da cam. Những chỗ thủy thũng chứa chất nhầy như keo. Thịt nhão, mỡ lầy nhầy màu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều sưng và tụ máu. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non và ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm.
Do lê dạng trùng
Con vật sốt cao liên tục 40-420C. ĐVNL thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, nước tiểu màu đỏ, kém ăn, kém linh hoạt, giảm nhai lại, giảm sản lượng sữa. Có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh, co giật rồi chết. Mổ khám thấy gan, lách và túi mật sưng to, thận sung huyết.
Do biên trùng
Con vật sốt cao 40-420C, sốt cách quãng, do hồng cầu và tiểu cầu bị phá hủy dẫn đến tình trạng máu loãng báo động (hồng cầu chỉ còn lại dưới 1,5 triệu/mm3 máu).
Hạch sưng to, khó thở, con vật bỏ ăn, táo bón hoặc tiêu chảy. Sau 1-2 tuần con vật gầy sút nhanh, đi loạng choạng. Niêm mạc nhợt nhạt, hoàng đản, nước tiểu màu vàng. Thể cấp tính có thể gây chết nếu không được điều trị kịp thời. Mổ khám thấy gan, lách và túi mật sưng to.
Thể mãn tính: Thường gặp ở bò sữa nhập nội. Con vật suy nhược, gầy, lông xơ xác, niêm mạc nhợt nhạt, nước mắt chảy liên tục có ghèn.
Do Theile trùng (Theileriosis)
Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 10-15 ngày. Triệu chứng đầu tiên là con vật sốt cao từ 41-420C và gián đoạn thành từng cơn. Sau đó, các hạch lypmpho ngoại vi ở cổ, trước vai, hạch trước háng sưng to do các ký sinh trùng tràn ngập gây viêm hạch. Con vật không tiểu ra huyết sắc tổ và gây vàng da (hoàng đản không đáng kể, đôi khi có kiết lỵ, dạ lá sách cứng và khô).
ĐVNL mắc bệnh do Theileria annulata, bên cạnh các triệu chứng tương tự như Theileria parva, còn có biểu hiện rên rỉ, nghiến răng, liếm đất, và có giác mạc mắt màu tro nhạt, khiến chúng trông như đang mê man.
Bệnh do Theileria surgenti gây hiện tượng vàng các niêm mạc và da.
Bệnh do Theileria mutans chủ yếu có biểu hiện thiếu máu. Trường hợp mạn tính con vật gầy yếu suy nhược, giảm tiết sữa kéo dài nếu bò đang giai đoạn cho sữa.
Mổ khám thấy tình trạng nội tạng bị chướng to, đặc biệt là gan và lách, có kích thước gấp ba lần bình thường. Hạch lympho bị xuất huyết và to như quả trứng gà. Niêm mạc dạ dày và ruột xuất hiện loét. Túi mật giãn rộng, con vật rơi vào trạng thái thiếu máu nặng. Tủy xương chuyển thành chất keo màu tro nhạt.
CÁC TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH ĐIỂN HÌNH
Bò gầy, bỏ ăn
Bò có hiện tượng chảy nước dãi, niêm mạc mắt bò nhợt nhạt
Túi mật bò sưng
Lách bò sưng
Chẩn đoán
Căn cứ vào những triệu chứng, bệnh tích đã mô tả phía trên, tiến hành lấy máu xem tươi dưới kính hiển vi (đặc biệt lúc con vật đang sốt) sẽ thấy ký sinh trùng còn sống, bơi giữa các hồng huyết cầu chuyển động. Lấy máu, nhuộm Giemsa và quan sát dưới kính hiển vi cũng phát hiện ký sinh trùng.
Lấy máu ĐVNL bị bệnh và tiêm truyền cho động vật thí nghiệm (thỏ, chuột bạch, chuột lang), sau 2-6 ngày quan sát thấy xuất hiện nhiều ký sinh trùng trong máu.
Phương pháp ngưng kết trực tiếp trên phiến kính.
Chẩn đoán miễn dịch bằng ELISA.
Phòng bệnh
Xét nghiệm máu định kỳ 4 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Luân phiên chăn thả ĐVNL trên đồng cỏ. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tắm chải ĐVNL.
Định kỳ phun, xịt để diệt ruồi, mòng, ve,… gây bệnh cho ĐVNL bằng sản phẩm REPELL.
Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu trên ĐVNL (nên tiêm vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm) với sản phẩm DIPY.
Giải độc gan, thận; Tăng cường hấp thu thức ăn; Tăng sức đề kháng với sản phẩm LIVER – EXTRA.
Điều trị
Áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
Vệ sinh, tiêu độc, sát trùng. Cách ly con bệnh để thuận tiện cho việc điều trị và tránh lây lan.
Giải độc gan, thận. Tăng sức đề kháng bằng sản phẩm HERBATOX
Cung cấp dưỡng chất giúp ĐVNL nhanh chóng vượt qua bệnh bằng sản phẩm PROMISE.
Giúp thông khí quản, hỗ trợ hô hấp bằng sản phẩm DECOFRESH.
Giúp tái tạo máu, bổ máu bằng sản phẩm IRON-DEXTRAN+B12.
Đặc trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên ĐVNL (dùng 1 liều duy nhất; có thể lặp lại sau 6 tháng) bằng sản phẩm DIPY.
(Liều lượng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu)
Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu luôn sát cánh bên bà con chăn nuôi, cung cấp những giải pháp tối ưu và sản phẩm chất lượng cao, góp phần vào sự thịnh vượng của cộng đồng chăn nuôi. Với phương châm “Dùng Thuốc Á Châu, Nuôi Đâu Thắng Đó”, chúng tôi không ngừng nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm chiến lược chất lượng cao, nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho bà con trong và ngoài nước.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm thuốc thú y của chúng tôi, Quý bà con vui lòng liên hệ qua Hotline. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, đồng hành cùng Quý bà con.
Achaupharm
- Bệnh ký sinh trùng đường máu li> ul>
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất