Achaupharm: Ước vọng vượt khó - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Achaupharm: Ước vọng vượt khó

    Ngành chăn nuôi Việt Nam trải qua một năm đầy biến động

     

    Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn ước đạt 30,3 triệu con, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái; đàn trâu 2,2 triệu con, giảm 1%; đàn bò 6,4 triệu con tăng 1%; đàn gia cầm 558,6 triệu con, tăng 2,6%. Ước tính cả năm nay, tổng sản lượng thịt hơi các loại sẽ đạt trên 7,6 triệu tấn, tăng 3,5% (trong đó thịt lợn hơi 4,68 triệu tấn; thịt gia cầm 2,24 triệu tấn; thịt trâu, bò 0,63 triệu tấn và khoảng 50.000 tấn thịt dê, cừu các loại). Sản lượng trứng ước đạt 18,98 tỷ quả, tăng 3,9% và sản lượng sữa tươi ước đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm ngoái.

     

    Hiện tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối 2023 vừa qua, tăng khoảng 4%; đàn gia cầm tăng khoảng 3%; đàn bò tăng khoảng 0,6%; riêng đàn trâu giảm 1% so với cùng thời điểm năm ngoái.

     

    Trong năm 2023, ngành chăn nuôi phải chịu nhiều áp lực về giá nguyên liệu, giá thức ăn chăn nuôi, giá thuốc thú y….thiếu tính ổn định và có nhiều đợt tăng giá, làm cho nhiều hộ chăn nuôi không có lợi nhuận cao, thậm chí đã làm nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thua lỗ nặng. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng còn chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm đã qua giết mổ, chế biến (thịt, trứng, sữa…), động vật sống nhập khẩu chính ngạch hay nhập lậu vào nước ta. Điều đó đã cạnh tranh trực tiếp về giá, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đối với các hộ chăn nuôi nói riêng và ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung.

     

    Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm do các nguyên nhân chính sau:

     

    • Các công ty, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự;
    • Sức tiêu thụ thực phẩm giảm do ảnh hưởng của lạm phát;
    • Người dân hạn chế tiêu thụ thực phẩm do ảnh hưởng của Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

     

    Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhận định, ngành chăn nuôi năm 2023 có 4 “điểm sáng” đó là:

     

    + Duy trì tăng trưởng, nhiều ngành hàng tăng trưởng dương.

    + Xu thế chăn nuôi quy mô lớn và công nghệ cao ngày càng phát triển.

    + Tỷ lệ xuất khẩu tăng trưởng cao ở một số ngành.

    + Kiểm soát khá tốt một số dịch bệnh, đặc biệt là gia cầm.

     

    Tuy nhiên, vẫn có 3 “điểm tối” còn tồn tại:

     

    + Giá thịt hơi biến động nhiều.

    + Có xu hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

    + Mặc dù tăng trưởng đầu con nhưng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của một số ngành hàng khá thấp, thậm chí nuôi nhiều động vật lúc bán còn thua lỗ.

     

    Ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng khoảng 4-5%, tỷ trọng chăn nuôi trong tổng thể ngành nông nghiệp ước đạt 28-30% trong năm 2024

     

    Ngành chăn nuôi đặt mục tiêu năm 2024, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 7,89 triệu tấn, tăng 3,8%; sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,87 triệu tấn, tăng 4,0%; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 2,31 triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng trứng các loại khoảng 19,68 tỷ quả, tăng 3,7%; sản lượng sữa đạt trên 1,28 triệu tấn, tăng 6,7%; sản lượng mật ong là 25,8 ngàn tấn, tăng 9,8%; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 20,5 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm nay.

     

    Ðể đạt được mục tiêu trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị trong khối chăn nuôi căn cứ chức năng, nhiệm vụ cần đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương thực hiện đồng bộ, tích cực, trách nhiệm và hiệu quả một số nhiệm vụ cụ thể như: tiếp tục triển khai tái cơ cấu ngành chăn nuôi (theo kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT); quyết tâm thực hiện mục tiêu Chiến lược Phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với bối cảnh mới, tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng; phát triển chăn nuôi theo định hướng thị trường; phát huy thế mạnh của từng vùng, từng vật nuôi chủ lực; nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.

     

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu khối chăn nuôi khẩn trương triển khai các giải pháp ổn định phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc ăn cỏ nhằm đáp ứng cơ bản các loại thực phẩm thiết yếu (thịt, trứng, sữa) cho tiêu dùng xã hội, tập trung nguồn lực thiết yếu để xây dựng các điều kiện tiếp cận thị trường, tăng cường xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi tiềm năng. Rà soát các nội dung thuộc Chương trình giống, giống gốc vật nuôi đạt chất lượng cao, trình Bộ phê duyệt và phối hợp tổ chức thực hiện trên tinh thần khẩn trương, quyết liệt và tuân thủ quy định của Nhà nước.

    Achaupharm và ước vọng 2024

     

    Trước tình hình chăn nuôi trong nước nói riêng và toàn cầu nói chung đều gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và sự ảnh hưởng từ chuyển đổi công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Suy thoái kinh tế tác động mạnh mẽ vào tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó cũng có Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu. Nhưng với sự đồng lòng vượt khó, trong nguy cơ, thử thách nhìn ra cơ hội. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên Achaupharm đã và luôn không ngừng nỗ lực để giữ vững sứ mệnh của mình với ngành chăn nuôi.

     

    Trong năm 2023, Achaupharm đã từng bước đặt tên mình lên những lục địa mới, chinh phục những thị trường khó tính nhất bằng chất lượng và niềm tin vào thương hiệu Việt. Bên cạnh đó, nắm bắt được sự chuyển đổi của mô hình kinh doanh nội địa dựa theo nhu cầu thực tế. Ban Lãnh đạo Achaupharm đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp và linh động. Achaupharm đã từng bước kết nối, mở rộng mạng lưới hợp tác cùng các đơn vị đối tác, nhà phân phối và tập đoàn chăn nuôi trong nước.

     

    Với bức tranh 2024 mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành chăn nuôi, dẫu có khó khăn và thử thách. Nhưng đội ngũ Achaupharm vẫn luôn mang ước vọng vượt khó, cùng nhau mang tới cho tất cả khách hàng, đối tác của Achaupharm không chỉ là chất lượng sản phẩm, mà còn là dịch vụ và niềm tin vào thương hiệu nội địa. Hơn 20 năm trong ngành chăn nuôi, Achaupharm hiểu rõ sứ mệnh của mình là cùng đồng hành với người chăn nuôi, duy trì những giá trị cốt lõi bền vững. Cùng nhìn lại hành trình đã đi qua, Achaupharm thực sự cảm thấy tự hào và gửi lời tri ân đến Quý Khách hàng, Quý Đối tác đã luôn ủng hộ, tin dùng sản phẩm của Achaupharm để “Dùng Thuốc Á Châu, Nuôi Đâu Thắng Đó”.

     

    Trước thềm 2024, Công Ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu xin kính chúc Quý Đối tác, Quý Khách hàng, Quý Bà con Chăn Nuôi và Quý Độc giả sẽ có một năm mới an lành, hạnh phúc, đầy tài lộc và kinh doanh thắng lợi!.

    Thông tin liên hệ:

    CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y Á CHÂU

    Địa chỉ:130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ

    Số điện thoại: (+84).292.3913347- Fax: (+84).292.3913349

    Hotline: 1900 986 834 ; [email protected]; apc-health.vn

     

    1 Comment

    1. […] 6 sản phẩm tuyệt vời đã được đề cập trên, Công ty TNHH Thuốc thú y Á Châu luôn được đánh giá cao khi trở thành đơn vị cung cấp các sản phẩm thuốc thú […]

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.