“Gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp nông dân sản xuất ra loại thịt lợn an toàn và thơm ngon.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua việc nuôi lợn tại Trung Quốc chủ yếu dựa vào các mô hình chăn nuôi nhỏ, của từng hộ nông dân, ngay trong sân vườn. Tuy nhiên từ những năm 1980, Trung Quốc đã chuyển đổi sang mô hình nuôi công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân. Hiện nay, một nửa số lợn trên thế giới (khoảng 700 triệu con) đều được sản xuất và giết mổ tại Trung Quốc. Phần lớn là trong các trang trại khổng lồ. Vì vậy, để quản lý đàn gia súc này hiệu quả, người nông dân Trung Quốc buộc phải áp dụng những kỹ thuật cao vào chăn nuôi, một trong số đó là sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Alibaba sẽ đi tiên phong trong việc ứng dụng AI vào sản xuất và chăn nuôi tại Trung Quốc.
Đầu tháng 3/2018, Alibaba đã ký hợp đồng với tập đoàn Dekon Group và đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi Tequ Group để phát triển, triển khai các hệ thống chăn nuôi lợn bằng AI. Theo báo cáo của các nhà phân tích, bản hợp đồng này có giá trị hàng chục triệu đô la. Mục đích chính là phát triển công nghệ thị giác máy (machine vision) để thay thế công nghệ nhận dạng qua thẻ tần số vô tuyến (RFID) thường được dùng để kiểm soát lợn trong các trang trại hiện nay.
Thẻ RFID được gắn lên từng con để theo dõi mỗi cá thể. Tuy hiệu quả công nghệ này khá đắt đỏ và mất nhiều thời gian quản lý. Với hàng triệu con lợn được nuôi trong các trang trại mỗi năm, sử dụng thẻ RFID không phải là phương pháp tối ưu. Đại diện truyền thông của tập đoàn Tequ Group cho biết: “Nếu nuôi khoảng 10 triệu con, người nông dân không thể đếm được có bao nhiêu lợn con được sinh ra mỗi khi kỳ sinh đẻ đến”.
Để giải quyết vấn đề này, công nghệ thị giác là biện pháp tối ưu. Việc theo dõi sẽ được tiến hành qua các camera được lắp đặt trên mỗi chuồng và rà soát bằng các hình xăm số trên thân mỗi con. Ở mức độ cơ bản hệ thống này có thể kiểm soát được số lượng lợn trưởng thành và lợn con trong mỗi trang tại. Đồng thời, AI có thể phân tích dữ liệu để thông báo với người nông dân những cá thể có thể đẻ tự nhiên hoặc bị sinh khó. Đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, Alibaba đặt mục tiêu công nghệ này có thể đưa ra được các phân tích tinh vi hơn nữa.
Ví dụ, bằng việc tích hợp thông số thân nhiệt đo được từ các cảm biến hồng ngoại với chỉ số di chuyển của lợn mỗi ngày, AI sẽ phân tích, đánh giá được sức khỏe của từng con.
Ngoài ra, kết nối hệ thống với thiết bị nhận diện giọng nói là một công nghệ còn thông minh hơn. Thiết bị này sẽ thông báo cho người nông dân biết khi có một chú lợn con nào đang bị mẹ đè lên thông qua tiếng kêu của nó (Alibaba khẳng định hệ thống này sẽ làm giảm tỷ lệ chết ở lợn con xuống còn 3% mỗi năm).
Một công nghệ khác sẽ cố gắng để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trong đàn bằng cách ghi âm lại tiếng ho của lợn.
Đại diện của Alibaba chia sẻ: “Một mặt chúng tôi muốn giúp giảm chi phí chăn nuôi và góp phần cải cách nông nghiệp, mặt khác, chúng tôi cũng muốn phát triển AI để có thể sản xuất thịt heo an toàn và thơm ngon”. Alibaba giúp phát triển trí tuệ thông minh trong chăn nuôi lợn
Một đại diện của “gã khổng lồ công nghệ” Trung Quốc cho biết chúng tôi muốn dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất ra loại thịt lợn an toàn và thơm ngon.
Vi Vũ (Theo The Verge)
Nguồn: VnExpress
- nuôi lợn ở Trung Quốc li>
- Alibaba li>
- trí tuệ thông minh li>
- chăn nuôi lợn li>
- nuôi lợn li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất