[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tựa đề cuốn sách của hai tác giả PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Giảng viên cao cấp Bộ môn Bệnh truyền nhiễm và Thú y cộng đồng, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Giảng viên cao cấp Bộ môn Thú y Lâm sàng, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Cuốn sách “An toàn sinh học mới kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trên heo” được xuất bản bởi Nhà xuất bản Nông nghiệp, sẽ chính thức được phát hành từ 1/8/2024 trên toàn quốc.
Bìa cuốn sách “An toàn sinh học mới kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trên heo”
An toàn sinh học có phá vỡ niềm tin của chúng ta không?
Theo PGS.TS Đỗ Tiến Duy và PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, ngày ngày, chúng ta thường hay nhắc đến và xem an toàn sinh học như một giải pháp thời thượng để kiểm soát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta chưa thực sự hiểu thấu đáo về an toàn sinh học, nhất là làm sao thực hiện nó một cách hiệu quả. Hoặc cả khi thực hiện an toàn sinh học rồi, chúng ta cũng rất phân vân rằng, an toàn sinh học có phá vỡ niềm tin của chúng ta không?
“Chúng tôi có nhiều năm tư vấn, nghiên cứu và lắng nghe sự chia sẻ kinh nghiệm của nhiều nhà chăn nuôi, bác sỹ thú y hay các cá nhân liên quan thì nhận thấy rằng nhận thức và sự áp dụng an toàn sinh học để phòng bệnh trên vật nuôi nói chung, trên heo nói riêng ngày càng được chú trọng và nâng cao vai trò; nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghe được nhiều nhận xét rằng an toàn sinh học nói thì dễ mà làm thì khó quá, sao nó mênh mông nhiều khía cạnh, làm sao chắc chắn an toàn sinh học đã thành công, sao làm nhiều rồi mà bệnh vẫn cứ xảy ra…”, hai tác giả chia sẻ thêm.
An toàn sinh học không chỉ là khái niệm, công cụ mà còn là chiến lược lâu dài và tổng thể trong việc kiểm soát bệnh dịch
Từ những trăn trở, khó khăn và có phần thiếu kiến thức khoa học an toàn sinh học của người chăn nuôi và các bên liên quan trọng chuỗi sản xuất thực phẩm thịt heo, PGS.TS Đỗ Tiến Duy và PGS.TS Nguyễn Tất Toàn đã quyết định viết cuốn sách này trong thời gian nhanh nhất có thể, nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản đến ứng dụng bổ ích cho người quan tâm. Động lực thực hiện ấn phẩm sách lên cao nhiều hơn khi đại dịch Dịch tả heo Châu phi xâm nhập vào nước ta năm 2019, gây ra thiệt hại vô cùng to lớn, hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh hiệu quả, đã và đang làm thay đổi toàn diện bức tranh chăn nuôi heo của nước ta; nhưng ở góc cạnh nào đó, nó đã dạy cho chúng ta “một bài học” đáng giá về an toàn sinh học. Các bệnh truyền nhiễm quan trọng và mới nổi liên tục xuất hiện gần đây trên heo, cho chúng thấy cần có sự đổi mới về cách tiếp cận chăn nuôi heo an toàn và bền vững hơn. An toàn sinh học không chỉ là khái niệm, công cụ mà còn là chiến lược lâu dài và tổng thể trong việc kiểm soát bệnh dịch, rủi ro sinh học trên vật nuôi, trại chăn nuôi. Người chăn nuôi, bác sỹ thú y, các bên liên quan cần liên tục trao dồi kiến thức để năng cao hiểu biết, nhận thức và chuyển hóa thành các hoạt động cụ thể phù hợp để bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi.
Bên cạnh đó, nhiều đại dịch và những bùng phát bệnh truyền nhiễm lây giữa động vật và người mới nổi như Zika, Nipah, đậu mùa và các mầm bệnh kháng kháng sinh tiếp tục xuất hiện và có tần xuất dày hơn, đặc biệt gia tăng ở các nước Đông Nam Á. Sự truyền nhiễm có liên quan đến những thay đổi về môi trường, hành vi của con người tác động đến hiện tượng nhảy loài (spillover) vi-rút từ động vật hoang dã sang người và vật nuôi, trong đó heo luôn được xem là vật chủ giao thoa để hình các mầm bệnh có sự thích nghi hơn. Các loài đang bị suy giảm trên quy mô toàn cầu, mất sự cân bằng bởi sự săn bắt quá mức, mất nơi cư trú, vận chuyển buôn bán động vật hoang dã tạo ra điều kiện hoàn hảo cho sự nhảy loài của mầm bệnh.
Sách AN TOÀN SINH HỌC MỚI như một cuốn cẩm nang hướng dẫn người làm công tác quản lý dịch bệnh biết, hiểu và vận dụng được các biện pháp an toàn sinh học của một trại chăn nuôi. Sách xuất bản với tham vọng cung cấp “chìa khóa thiết yếu” cho cả về mặt nhận thức và ứng dụng trên thực địa, nên được trình bày ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề trọng tâm; cũng chính vì thế, chúng tôi chọn hình ảnh cái chìa khóa đặt ngay ở trang bìa của sách. Sách gồm có sáu chương được thiết kế theo trình tự nhất định. Cụ thể:
– Chương 1 giới thiệu về các khái niệm và tiếp cận an toàn sinh học trong kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm “Làm tốt an toàn sinh học đến đâu, rủi ro xảy ra dịch bệnh sẽ thấp đến đó, ngược lại nếu không thực hiện gì cả thì chắc chắn bệnh sẽ đến trại của chúng ta”;
– Chương 2 trình bày các nguyên tắc cơ bản của an toàn sinh học để làm cơ sở cho các ứng dụng sau này trong mọi trường hợp “Mục đích chung của các biện pháp an toàn sinh học là ngăn ngừa lây truyền bệnh trực tiếp (tiếp xúc giữa động vật bệnh với động vật khỏe) và gián tiếp (tiếp xúc giữa vật chủ trung gian mang mầm bệnh như người, côn trùng, phương tiện,… với động vật khỏe). Để làm được điều này, các nguyên tắc cơ bản trong chương trình an toàn sinh học được áp dụng là Loại bỏ, Cản trở; Cách ly, Cô lập; và Vệ sinh, Khử trùng”;
– Chương 3 mô tả và phân tích các con đường lây truyền tác nhân gây bệnh tại các trang trại, là bức tranh tổng thể của nguy cơ, rủi ro sinh học tác động trực tiếp đến sự an toàn dịch bệnh “Loại bỏ, giảm thấp tần số các yếu tố nguy cơ giảm thấp bao nhiêu thì nguy cơ vấy nhiễm mầm bệnh vào trại thấp đi bấy nhiêu”;
– Chương 4 và chương 5 có nội dung cụ thể về các biện pháp và yếu tố ảnh hưởng trong chương trình an toàn sinh học, trong đó vệ sinh và khử trùng trong an toàn sinh học là bước cuối cùng nhưng có tính quyết định “Không có chất khử khuẩn, sát khuẩn nào hiệu quả toàn diện và kéo dài mãi mãi”, “Chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào biện pháp khử trùng hóa học, vật lý và sinh học mà quên đi biện pháp logic giản đơn và hiệu quả đó là tránh các tình huống tiếp xúc cơ bản với mầm bệnh hoặc áp dụng thời gian trống, tự diệt vong của mầm bệnh “empty time, died out”;
– Chương 6, các chiến lược thực hiện an toàn sinh học mới trong chăn nuôi an toàn và bền vững được giới thiệu và khuyến nghị vận dụng trong bối cảnh ngày nay với nhiều thách thức rủi ro dịch bệnh “An toàn sinh học chăn nuôi cần có cách tiếp cận mới để quản lý các yếu tố nguy cơ theo không gian và thời gian; Tạo thêm vòng bảo vệ theo không gian của trại khi phân tách ra ba vùng Nguy cơ, Vùng Đệm và Vùng Sạch”.
“Chắc chắn rằng, sách không thể bao hàm hết tất cả các khía cạnh, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để có thể đáp ứng được hết nhu cầu của người chăn nuôi, bác sỹ thú y và quý người đọc quan tâm. Giới hạn sự hiểu biết của tác giả được ví như phần nổi của tảng băng trôi, trong khi phần chìm của tảng băng còn rất lớn lượng tri thức về an toàn sinh học để chúng ta cùng khám phá; chính vì thế, tác giả rất cầu thị để tiếp nhận các góp ý, khuyến nghị và bình luận các nội dung của cuốn sách trong lần xuất bản thứ nhất này. Ở lần xuất bản sau, có sự hoàn thiện hơn dựa theo các khiếm khuyết được nhìn thấy từ lần đầu mà người đọc gửi về sẽ là con đường tạo ra một kiệt tác kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trên heo dưới lăng kính an toàn sinh học”, nhóm tác giả khẳng định.
HÀ NGÂN
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất