Anh Dương Thanh Bình: Người góp phần chọn lọc, lai giống gà tre cho vùng đất Gò Công - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Anh Dương Thanh Bình: Người góp phần chọn lọc, lai giống gà tre cho vùng đất Gò Công

    Sau thời gian dày công chọn lọc, lai giống, anh Dương Thanh Bình (thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), chủ cơ sở gà tre giống Dương Thanh Bình đã cho ra đời giống gà tre với nhiều ưu điểm nổi trội, nhất là về ngoại hình và chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong cả nước.

    GS.TS. Nguyễn Trọng Ngữ (bìa phải), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) đang thực hiện đề tài cấp tỉnh về giống gà tre do anh Dương Thanh Bình chọn lọc, lai giống.

     

    Anh Bình bộc bạch, trước đây, anh làm nghề chăn nuôi heo thịt, kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và hoành hành trên địa bàn tỉnh gây nhiều tổn thất và rủi ro trên đàn heo, vào năm 2019, anh có kế hoạch chuyển hoạt động chăn nuôi heo sang hướng khác. Anh đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu về giống gà tre rừng và nhận thấy chúng có nhiều ưu điểm như: Ngoại hình đẹp, chất lượng thịt ngon nhưng nhược điểm là trọng lượng nhỏ, ít thịt. Từ đó, anh suy nghĩ, phải tìm cách chọn lọc, lai tạo giống gà tre đặc trưng trên cơ sở khai thác những ưu điểm nổi trội cũng như khắc phục một số nhược điểm vốn có của giống gà tre rừng hiện tại.

     

    Để tạo ra giống gà tre có nhiều ưu điểm, anh Bình tuyển chọn con mái và 50% con trống từ giống gà tre rừng kết hợp 50% giống từ các địa phương khác (ở trong và ngoài tỉnh) là giống gà tre đá với nhiều ưu điểm như: ức dày, tròn (ức đôi hay lường đôi), mập, thịt nhiều, lông nhuyễn… Tiêu chuẩn đối với con giống được tuyển chọn phải đảm bảo các tiêu chí, gồm: màu lông đồng đều, mào cao, đỏ; chân vàng; lường đôi… và trọng lượng trung bình trên 1kg/con. Để đảm bảo các tiêu chí trên, anh tìm cách khai thác những ưu điểm của con gà tre đá; đồng thời, loại dần một số nhược điểm của giống gà tre rừng như: Chân xanh nhiều, mồng thấp, trọng lượng dưới 1 kg..

     

    Về cách tiến hành chọn lọc, lai giống, trong tuần, anh cho cho gà mái tre phối giống lần lượt với gà trống rừng và gà trống đá… Sau đó, kiểm tra, quan sát thế hệ con F1, F2 được tạo ra. Kiên trì thực hiện trong thời gian hơn 4 năm, anh đã tạo ra thế hệ con giống bản địa F5 khá hoàn hảo như: Lông nhuyễn, màu sắc đa dạng, đồng đều, mồng cao, chân vàng, lường đôi, trọng lượng khá lý tưởng (gà mái từ 1,1 – 1,2kg/con; gà trống từ 1,4 – 1,7kg/con), gà thịt có trọng lượng đồng đều; đặc biệt, thịt gà thương phẩm sau khi luộc chín, da vàng, giòn, thịt mềm và thơm nên rất được khách hàng ưa chuộng. Theo anh Bình, để lai tạo ra giống gà tre này, anh mất rất nhiều thời gian để khai thác ưu điểm cũng như loại dần nhược điểm của 2 giống gà bố mẹ, nhất là con trống đá, phải mất không ít thời gian để chuyển màu chân của giống gà tre đá từ xanh sang điểm vàng rồi 100% màu vàng như ý muốn.

     

    Hiện tại, trang trại của anh Bình có tổng đàn khoảng 100.000 con giống bố mẹ (tỷ lệ trống/mái là 1/5), hệ thống chuồng ấp cũng được đầu tư khá hiện đại với 24 phòng ấp, 2 phòng nở, tổng kinh phí đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Mỗi tháng, trang trại của anh cung cấp khoảng 600.000 con giống cho hộ chăn nuôi trong cả nước.

     

    Bên cạnh cung cấp con giống, hướng dẫn quy trình chăn nuôi, cơ sở của anh Bình còn cung cấp thức ăn, thuốc và dịch vụ thú y cho hộ chăn nuôi có nhu cầu. Đối với hộ nuôi, khi mua con giống của cơ sở, được hỗ trợ 1.000 đồng/con, được tặng máng ăn và được hỗ trợ đầu ra (cơ sở giới thiệu thương lái, đầu mối tiêu thụ gà thịt cho hộ chăn nuôi). “Trong thời gian tới, cơ sở gà giống Dương Thanh Bình có kế hoạch mở rộng quy mô cung ứng con giống lên 35 – 40%; kết nối với một số cơ sở nướng gà muối ớt ở TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ đầu ra cho bà con chăn nuôi với quy mô từ 1.000 – 2.000 con/ngày; đồng thời, cơ sở cũng đã lập hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền cho giống gà tre Dương Thanh Bình (đã được chấp nhận đơn) nhằm quảng bá, nâng cao vị thế, thương hiệu cho giống gà tre được lai tạo tại địa phương” – anh Bình cho biết.

     

    Anh Trần Hoàng Thắng (ấp Tân Phú, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) người gắn bó với nghề nuôi gà tre gần 10 năm nay cho biết, giống gà tre do anh Bình lai tạo có nhiều ưu điểm như màu đẹp, thịt ngon, độ đồng đều cao, sức đề kháng tốt. Trại gà của anh hiện có tổng số 90.000 con (gồm 3 lứa, mỗi lứa 30.000 con). Gà thịt nuôi từ 90 – 95 ngày tuổi có thể xuất bán, trọng lượng trung bình 1,2kg/con (gà trống trọng lượng từ 1,4 – 1,5kg/con; gà mái từ 1 – 1,1kg/con; tỷ lệ trống/mái thường trên dưới 50/50); tổng chi phí thức ăn, thú y khoảng 65.000 đồng/con. Do đó, với mức giá từ 60.000 đồng/kg là người nuôi đã có lãi. “Khoảng một tuần nữa tôi xuất bán khoảng 30.000 con gà thịt, với mức giá thị trường hiện nay là 67.000 đồng/kg, dự kiến tôi thu lãi trung bình trên 10.000 đồng/con” – anh Thắng chia sẻ.

     

    TS. Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, giống gà tre do anh Dương Thanh Bình chọn lọc, lai giống có nhiều ưu điểm nổi trội so với giống gà tre thuần chủng như: Trọng lượng cao hơn (khoảng 300g); thịt thơm ngon, ức dày, lông sáng, mào đẹp, thịt dẻo ngọt. Đặc biệt, giống gà này có hệ số chuyển hóa thức ăn khá tốt (FCR= 2,8 – 2,9), sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao nếu được tiêm phòng đầy đủ. Hiện tại, GS.TS. Nguyễn Trọng Ngữ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) đang thực hiện đề tài cấp tỉnh về giống gà này nhằm nghiên cứu các đặc điểm di truyền, chọn lọc kiểu gen để nâng cao tỷ lệ đẻ, góp phần cải thiện chất lượng con giống…

     

    TS. Thái Quốc Hiếu – ThS. Huỳnh Văn Xĩ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.