[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi heo là một trong những mô hình sinh kế của người dân sống ở các vùng nông thôn. Một trong những mô hình nuôi heo bền vững, hiệu quả nhất có thể kể đến là hình thức chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, tận dụng lợi thế quỹ đất của gia đình, anh Hồ Thanh Minh (40 tuổi) ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư chăn nuôi heo thịt theo qui trình an toàn sinh học, chuyên cung cấp cho các cửa hàng thịt heo sạch trong tỉnh, mang lại nguồn thu nhập cao.
Mô hình chăn nuôi heo an toàn sinh học của anh Hồ Thanh Minh
Gia đình anh Hồ Thanh Minh có diện tích đất trên 1.300 mét vuông, anh xây dựng 50 ô chuồng heo nái, diện tích mỗi ô 03 mét vuông; 05 ô chuồng heo thịt, diện tích mỗi ô 35 mét vuông theo qui trình khép kín. Heo nái khi sinh sản anh chuyển nuôi thành heo thịt theo hình thức gối đầu, một năm 2 đợt, mỗi đợt 300 con. Số heo con còn lại anh bán giống ra thị trường.
Anh Minh chia sẻ, nuôi heo theo quy trình an toàn toàn sinh học đặc biệt chú trọng thức ăn và thú y, theo đúng quy trình đơn đặt hàng của doanh nghiệp chuyên cung cấp thịt heo sạch với tỷ lệ pha trộn thức ăn bột bắp, cám gạo, bã bia chiếm 90%, chỉ 10% cám viên trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ từ con giống đến thức ăn, nguồn nước; giữ vệ sinh cho vật nuôi và cả người nuôi ở mức độ cao nhất; tiêm các loại vaccine theo khuyến cáo của ngành thú y,…
“Chăn nuôi heo theo hướng ATSH là phương thức chăn nuôi bao gồm biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường. Đồng thời, cách ly được với các vi khuẩn, virus và các tác nhân sinh vật gây bệnh khác để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch bệnh”, a Minh cho hay.
Bình quân mỗi năm, trại chăn nuôi heo của gia đình anh Minh cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn heo hơi, giá bán ổn định từ 80 đến 90 nghìn đồng/ký heo hơi, cao hơn giá thị trường. Nhờ chất lượng thịt heo ngon nên được các cửa hàng thực phẩm đặt hàng, trong đó có chuỗi hệ thống thực phẩm sạch Naganic tại Quảng Ngãi.
“Trừ chi phí mỗi năm tôi thu lãi trên 400 triệu đồng từ nuôi heo theo hướng an toàn sinh học, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi trong thời gian tới”, anh Minh phấn khởi.
Theo kinh nghiệm của anh Minh trước khi nuôi heo, con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, phải có giấy kiểm dịch của nơi xuất, khi mới mua về phải được nuôi ở một chuồng hoàn toàn riêng biệt, có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý. Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng theo định kỳ; người ra vào chuồng trại phải thực hiện sát khuẩn để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào trang trại. Đồng thời, trong quá trình nuôi, anh phối trộn men sinh học với thức ăn giúp heo tăng sức đề kháng.
Ông Võ Thanh Qúy, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành cho biết, chăn nuôi theo hướng ATSH mang đến nhiều lợi ích rõ rệt, giảm tỷ lệ dịch bệnh do có những biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường,… Từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh, giúp bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao thu nhập cho người nuôi. Nhờ chứng minh được hiệu quả về kinh tế và phòng, chống dịch bệnh nên phương pháp chăn nuôi theo hướng ATSH ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng ở địa phương, trong đó có hộ anh Minh chăn nuôi có hiệu quả, điển hình.
“Từ mô hình này Hội nông dân thị trấn đã tổ chức cho hội viên tham quan, trong thời gian tới thành viên nào có điều kiện sẽ hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi theo mô hình này”, ông Qúy thông tin.
Nhờ có hướng đầu tư phát triển kinh tế gia đình phù hợp, anh Hồ Thanh Minh không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Như Đồng
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T4,09/04/2025
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 3/2025
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất