[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nói đến yến sào người ta thường nhớ ngay đến những thương hiệu nổi tiếng gắn với các vùng đất như Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận… Nhưng nay, ngay tại mảnh đất “chảo lửa túi mưa”, thương hiệu từ yến sào đầu tiên của Hà Tĩnh đang từng bước xây dựng và mang tên “Yến sào Xứ Nghệ”. Đó là kết quả của một chặng đường dài với không ít khó khăn, thăng trầm của anh Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn nông nghiệp An Nông.
Anh Nguyễn Văn Đồng (sinh năm 1986), quê ở xã Nam Điền, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Cách đây hơn 10 năm, sau khi tốt nghiệp Đại học ngành Nông Lâm, với tấm bằng kỹ sư trên tay, anh Nguyễn Văn Đồng đã có những chuyến đi đến các tỉnh bạn, học hỏi được nhiều điều, được trải nghiệm nhiều sản phẩm.
Anh Nguyễn Văn Đồng chia sẻ, “Trong một lần tới tỉnh Khánh Hòa, tôi đặc biệt tâm đắc với các sản phẩm chế biến từ tổ yến. Khi trở về quê hương lập nghiệp, tôi đã trăn trở rất nhiều và tìm hiểu về mô hình này. Nhận thấy, tại các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình cũng có mô hình nuôi chim yến hiệu quả. Vì lòng đam mê, tôi đã thuê chuyên gia về khảo sát khu vực vùng núi phía Tây huyện Thạch Hà. Kết quả khảo sát cho thấy, chim yến xuất hiện khá nhiều ở vùng đồi núi thuộc các xã như Tân Lâm Hương, Nam Điền (huyện Thạch Hà). Cũng chính từ đó, mỗi lần ngắm nhìn những cánh yến mải miết bay từ biển khơi về cư trú, tôi đã nuôi khát khao xây dựng một thương hiệu yến sào chất lượng cao ngay trên mảnh đất quê mình”.
Đặc tính của chim yến là loài hoang dã, thường chỉ sinh sống ở các đảo hoặc vùng ven biển, nhưng thực tế, chúng đi kiếm ăn ở địa bàn khá rộng. Thức ăn của chúng là các loại côn trùng sống ngoài tự nhiên, trong khi vùng đất Tân Lâm Hương là địa phương vùng đồi núi, nhiều khe suối, rất dễ thu hút loại chim này về đây kiếm ăn. Khi nhận thấy tiềm năng để triển khai mô hình cùng với ý chí quyết tâm, năm 2018, anh Đồng đã thành lập Công ty TNHH Tư vấn nông nghiệp An Nông và đầu tư 1,5 tỷ đồng xây dựng 2 nhà nuôi yến với tổng diện tích hơn 600 m2 tại thôn Yên Thượng, xã Nam Điền, huyện Thạch Hà. Quá trình nuôi dưỡng và khai thác chim yến thích nghi tốt với khí hậu Hà Tĩnh và cho sản phẩm thô đạt tiêu chuẩn cao.
Anh Nguyễn Văn Đồng đã xây dựng thêm khu xưởng chế biến đầy đủ máy móc hiện đại, quy trình nghiêm ngặt để chế biến các sản phẩm từ yến sào
Không dừng lại ở đó, với mong muốn tạo dựng thương hiệu, anh Đồng tiếp tục đầu tư nhà xưởng sản xuất sản phẩm yến sào để chế biến 100% nguyên liệu từ tổ yến tại nhà nuôi yến của công ty. Cũng từ đó, thương hiệu “Yến sào xứ Nghệ” ra đời với quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
“Tổ yến thô sau khi thu hoạch được kiểm tra chất lượng và phân loại, loại bỏ tạp chất, tách sợi, nhặt lông, làm sạch rồi ép khuôn, khử khuẩn, sấy khô. Ngoài việc đầu tư hệ thống máy móc, đặc biệt là lắp đặt hệ thống lọc nước RO (có tác dụng giữ lại các chất dinh dưỡng khi làm sạch yến), nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, công ty còn tập trung phát triển việc kết nối, tạo nguồn nguyên liệu bền vững, ổn định cho chế biến và marketing, quảng bá để tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Riêng sản phẩm “Yến sào tinh chế xứ Nghệ” đã khẳng định được chất lượng bằng giá trị thương hiệu và được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao vào đầu năm 2021”, anh Đồng cho biết thêm.
Chưa bằng lòng với thành quả đã đạt được, anh Nguyễn Văn Đồng quyết tâm biến giấc mơ xây dựng sản phẩm yến sào xứ Nghệ thành thương hiệu mạnh, chuyên sản xuất các sản phẩm từ yến theo quy trình khép kín hiện đại nhằm mang đến thị trường sản phẩm yến sào chất lượng với giá cả hợp lý. Đó là lý do mà sản phẩm yến chưng xứ Nghệ ra đời.
Nói về các sản phẩm mới, anh Đồng cho hay, hiện tại yến chưng xứ Nghệ đã có các dòng sản phẩm: Yến chưng đường phèn, hạt sen, táo đỏ, nhung hươu… Đặc biệt, sản phẩm “Yến chưng nhung hươu Hương Sơn”, một đặc sản của Hà Tĩnh giàu chất dinh dưỡng rất được khách hàng ưu chuộng. Nguyên liệu sợi yến được sử dụng hoàn toàn từ các nhà nuôi của công ty, khi được chưng trong thời gian nhiệt độ ổn định, yến chín sợi nở to, dẻo, dai và có mùi thơm đặc trưng. Quá trình chưng hấp bằng máy khép kín không có tác động của các yếu tố bên ngoài, không có chất phụ gia, chất bảo quản đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng.
Với mục tiêu mang đến cho khách hành những sản phẩm chất lượng nhất, với giá cả phải chăng, Công ty đang có một đội ngũ công nhân lành nghề, cho ra đời những sản phẩm tối ưu về chất lượng, kết hợp dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với đặc điểm là tiện lợi, dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian nên hiện mặt hàng yến chưng xứ Nghệ đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong việc chăm sóc, bồi bổ sức khỏe.
Cũng theo anh Đồng chia sẻ, hiện nay, đàn yến đã ổn định với khoảng 2.000 con/nhà nuôi, mỗi năm cho thu hoạch 550 kg tổ yến thô, sau khi chế biến thành phẩm yến tinh chế, yến chưng, doanh thu mỗi năm đạt trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho gần 20 lao động tại địa phương.
Với sự sáng tạo, dám nghĩ, dám và mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ, anh Nguyễn Văn Đồng đã giúp nhiều người có nhiều cơ hội được tiếp cận với loại thực phẩm bổ dưỡng. Việc tạo dựng thương hiệu thành công đã tạo ra nhiều giá trị mới trong phát triển kinh tế của địa phương. Với phương châm “Chất lượng tạo nên thương hiệu”, ngoài sản phẩm yến sào tinh chế xứ Nghệ đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, các sản phẩm khác như yến chưng đường phèn, yến chưng nhung hươu,…. cũng đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 22000 vào năm 2023. Đây là cơ hội để loại thực phẩm cao cấp này ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón nhận, không chỉ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Mình đang quan tâm muốn học hỏi và mở nuôi yến tại nhà
Xin được tư vấn với ah
Mình đã có mặt bằng tầng 3. 100m2 để không vậy
0909958856