Theo nguồn tin từ công ty Anova Feed, công ty đã xây dựng một hệ thống trang trại với mô hình chăn nuôi khép kín theo chuỗi và có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng từ 200 heo nái GGP, 600 heo nái GP và 1600 heo nái PS để hàng năm có thể cung cấp cho thị trường 3.600 heo hậu bị đực và cái, 28.000 heo con nuôi thịt và 18.400 heo thịt.
Trại heo khép kín của Anova Feed
Hệ thống trang trại khép kín bao gồm một trại heo nái và một trại heo hậu bị được bố trí cách xa nhau để đảm bảo an toàn dịch bệnh nhưng vẫn bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc một cách thông suốt nhờ vào hệ thống quản trị ERP Oracle và phần mềm quản lý đàn online hiện đại của Hà Lan.
Trại heo nái với quy mô 2.400 con được quản lý và điều hành bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. Đàn heo giống GGP được nhập từ các quốc gia chăn nuôi tiên tiến, với công tác tuyển chọn và quản lý giống cực kỳ chuyên nghiệp và đánh giá di truyền bằng phương pháp BLUP.
Trang trại của Anova Feed đã được tổ chức chứng nhận quốc tế Control Union đánh giá đạt chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu Global G.A.P. vào tháng 6/2017. Theo tiêu chuẩn này, các chính sách bảo vệ môi trường, an sinh phúc lợi cho con người và vật nuôi được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tạo ra sản phẩm thực phẩm thịt an toàn, không chứa chất cấm, dư lượng kháng sinh và truy xuất được nguồn gốc cho người tiêu dùng.
Anova Feed tự tin cam kết cung cấp ra thị trường nguồn con giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, an toàn về dịch bệnh, được tiêm ngừa đầy đủ vắc xin, sức đề kháng và khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi Việt Nam. Annova cũng cung cấp 1 giải pháp đáng tin cậy để giúp cho người chăn nuôi tái đàn sau ASF, giảm bớt gánh nặng và nỗi lo về con giống an toàn. Song song, Anova Feed khuyến cáo người chăn nuôi cần làm tốt công tác an toàn sinh học trước, trong và sau tái đàn để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm ASF. Cần mua heo giống, liên hệ: 1800 6372.
L.N
- anova feed li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất