[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tổ chức quản lý đàn heo nái sinh sản theo nhóm giúp tối ưu hóa việc quản lý hệ thống chăn nuôi “Cùng vào – Cùng ra” (AI-AO), an toàn sinh học, kểm soát dịch bệnh, kiểm soát công suất chuồng trại, nhân lực lao động… là việc làm cần thiết đối với các trại heo nái sinh sản.
Cùng với sự phát triển, chuyên nghiệp hóa ngành chăn nuôi lợn, những trại nuôi nái sinh sản cần thiết phải tổ chức quản lý đàn nái sinh sản theo nhóm để tối ưu hóa và thuận lợi cho việc quản lý hệ thống chăn nuôi “Cùng vào – Cùng ra” (AI-AO), an toàn sinh học (ATSH), kiểm soát dịch bệnh, hợp lý hóa công suất chuồng trại, nhân lực lao động. Thay vì để đàn nái đẻ tùy tiện thì đàn nái được sắp xếp, chia thành từng nhóm cùng động dục, cùng thụ tinh rồi cùng đẻ trong vòng 1-2 ngày, cùng cai sữa, bán giống hay nuôi thịt… Làm như vậy sẽ giúp cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, kiểm soát dịch bệnh thuận lợi, ít di chuyển, giảm stress, giảm công lao động, chủ động chuồng nuôi, thức ăn, cũng như tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, động dục đồng loạt sẽ thụ tinh tập trung, cải thiện được di truyền đàn giống tốt, chất lượng đồng đều, đảm bảo sức khỏe đàn lợn nuôi, giảm chi phí đầu vào.
Những lợi thế của việc tổ chức quản lý lợn sinh sản theo nhóm
- Tạo nhóm nái động dục đồng loạt, cho phép dễ dàng xác định thời gian lên giống của đàn nái, chủ động sản xuất giống, nâng cao năng suất sinh sản và thuận lợi cho việc quản lý trại lợn sinh sản hợp lý.
- Thiết lập hệ thống nái đẻ theo các lô, nhóm riêng biệt ở cả quy mô lớn và nhỏ.
- Giảm số nái hậu bị dự trữ. Đảm bảo cơ cấu đàn nái, kế hoạch thay đàn, chủ động loại thải nái già, năng suất kém.
- Sản xuất giống, sinh sản theo lô, nhóm giúp quản lý đàn “Cùng vào – Cùng ra” (AI-AO). Đảm bảo an toàn sinh học trong trại, thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe và an toàn dịch bệnh cho đàn nái cũng như đàn con giống, giảm chi phí điều trị.
- Nâng cao hệ số và năng suất sinh sản, tăng số con trong lứa. Tạo những nhóm con giống cùng độ tuổi, đồng đều miễn dịch, tương đồng về trọng lượng và nguồn gốc di truyền, giảm chi phí thuốc chữa bệnh.
- Chủ động quản lý, tiết kiệm lao động, tổ chức công việc dễ dàng.
- Đảm bảo kế hoạch sản xuất (số lợn cai sữa, xuất chuồng của tuần/tháng).
Quản lý đàn nái sinh sản theo nhóm là lựa chọn cần thiết của các trại lợn sinh sản. Tùy theo quy mô đàn và điều kiện chuồng trại, có thể lựa chọn phân nhóm nái với số lượng đủ lớn, phù hợp có thể nhóm hàng tuần hay 2, 3, 4 tuần…
Quy mô đàn nái nhỏ hay lớn đều có thể áp dụng phương thức quản lý sinh sản theo nhóm, đó là cách tốt nhất chủ động kế hoạch sản xuất, bố trí nhân sự, tổ chức công việc, áp dụng được “Cùng vào – Cùng ra” (AI-AO), nhất là tạo ra những nhóm lợn đồng đều về độ tuổi, chất lượng di truyền tốt.
Để tạo được các nhóm lợn động dục đồng loạt, người ta sử dụng Alstrenogest, một loại Progestin tổng hợp có tác dụng như Progesteron tự nhiên. Khi cho một nhóm nái ăn sẽ gây cơ chế ngược (Feedback) lên hệ nội tiết từ Vùng dưới đồi (không tiết GnRH) => Tuyến yên (không tiết FSH và LH), và => Buồng trứng bị kìm hãm không hoạt động => Nái không động dục suốt thời gian dùng thuốc. Nhưng sau khi ngừng cấp Altrenogest, hệ nội tiết sinh sản hoạt động thuận lại (Feed-positive) tăng tiết GnRH, noãn nang phát triển và con nái sẽ động dục trở lại bình thường.
Hỗ trợ lợn nái động dục theo nhóm
Công ty HANVET đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm SYNOGEST chuyên dùng giúp việc tổ chức quản lý nhóm lợn nái động dục theo nhóm, thay thế các chế phẩm tương tự nhập ngoại.
SYNOGEST là dung dịch uống, chứa 0,4 % Altrenogest (4 mg/ml), đã được phép sản xuất và lưu hành với SĐK: TW-X2-304. Dung dịch ổn định về tính lý hóa, tác dụng dược lý và dễ dùng, dễ bảo quản (đọc kỹ toa hướng dẫn sử dụng).
Sản phẩm đã được kiểm nghiệm về tính an toàn, hiệu lực, tác dụng gây động dục đạt 95-98% số nái hậu bị (đã động dục ít nhất 01 lần) trong vòng 3-6 ngày sau khi dùng một liệu trình liên tục 15-18 ngày.
SYNOGEST chủ yếu dùng để gây động dục cho một nhóm lợn nái hậu bị, nhưng có thể áp dụng cho cả nái rạ sinh sản cũng với liều 5 ml/nái/ngày từ ngày tách con cai sữa, dùng liên tục 3 ngày rồi dừng, nái sẽ lên giống sau 48-72 giờ. Có thể điều chỉnh thời điểm cai sữa của nái rạ để đồng bộ hóa cùng lên giống với nhóm nái hậu bị một ngày.
Chuẩn bị kế hoạch sản xuất phù hợp với công suất trại và nguồn hậu bị đạt tiêu chuẩn rồi dùng SYNOGEST.
Dùng bơm hoặc cốc định lượng rưới SYNOGEST lên thức ăn với liều 5 ml/nái/ngày.
Cần tách riêng từng nái và rưới thuốc lên một ít thức ăn cho từng cá thể hàng ngày vào một khung giờ nhất định và chờ cho con vật ăn hết.
SYNOGEST
Gây động dục đồng loạt cho nhóm lợn nái
Dung dịch uống
Sản phẩm tương tự: Altresyn (Ceva), Virbagest (Virbac), Regu-Mate Porcine (MSD), Regu-Mate (Merck), Regu-Mate® (Intervet) …
Công thức: Mỗi 1 ml chứa:
Altrenogest: 4 mg
Tá dược vđ: 1 ml
Tác dụng
- Altrenogest là một hormon tổng hợp, có đặc tính sinh, hoá, lý giống Progestin, tác dụng kìm hãm buồng trứng phát triển và ức chế chu kỳ động dục của con cái. Sau khi ngừng dùng thuốc, con nái sẽ có chu kỳ động dục trở lại sau 3-6 ngày.
- Nái hậu bị (6-8 tháng tuổi, đã 01 lần lên giống), uống Synogest một liệu trình liên tục 15-18 ngày rồi ngừng, động dục sẽ xuất hiện sau 3-6 ngày.
- Nái rạ, ngay ngày tách con cai sữa cho uống Synogest liên tục 3 ngày rồi dừng, nhóm nái sẽ động dục đồng loạt sau đó 2-5 ngày.
- Áp dụng để gây động dục đồng loạt cho một nhóm nái, chủ động cho việc quản lý một nhóm lợn nái cùng động dục, cùng thụ tinh và đẻ đồng loạt trong vòng 2-3 ngày. Cho phép áp dụng phương thức “Cùng vào – Cùng ra” (AI-AO), thuận lợi cho việc quản lý lô nái thụ tinh, chửa, đẻ, chăm sóc, giám sát chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh… Synogest rất an toàn, dễ uống, dễ dùng.
Chỉ định
- Gây động dục đồng loạt cho một nhóm lợn nái để chủ động tổ chức, quản lý, cải thiện hệ số và năng suất sinh sản.
- Mỗi ngày dùng một liều và đúng liều chỉ định (5 ml/nái).
- Với nái tơ (đã động dục ít nhất 01 lần): Gây động dục đồng loạt và tăng số con trong lứa.
- Với nái rạ: Gây động dục đồng loạt, nâng cao tỷ lệ thu thai và số con trong lứa.
Chống chỉ định
- Không sử dụng cho lợn đực giống.
- Không sử dụng cho lợn chửa, đang tiết sữa, nuôi con hoặc viêm nhiễm sinh dục.
- Không sử dụng cho nái viêm nhiễm hay tiền sử viêm dạ con (endometritis).
Chú ý và cảnh báo
- Dùng liều thấp có thể gây u nang buồng trứng.
- Thức ăn trộn thuốc ăn không hết phải được gom, vứt bỏ và không cho con vật khác ăn.
- Không để da tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
- Phụ nữ chửa và bà mẹ nuôi con nên tránh tiếp xúc thuốc.
- Thuốc dây, rớt ra da tay… phải rửa ngay, kỹ bằng xà phòng và nước ấm.
Liều lượng và cách sử dụng
- Nái cần được tách riêng từng con và dùng liều cho từng con một.
- Rưới thuốc lên thức ăn bằng bơm định lượng hay cốc đong rồi cho ăn ngay.
- Liều 5 ml Synogest (20 mg Altrenogest)/nái/ngày.
– Nái tơ (đã động dục ít nhất 01 lần): Liều 5 ml/con/ngày, liên tục 18 ngày.
– Nái rạ: Liều 5 ml/nái/ngày, liên tục 3 ngày, bắt đầu từ ngày cai sữa.
- Mỗi ngày dùng một liều vào khoảng giờ nhất định và đúng liều chỉ định (5 ml).
Thời gian cách ly: Giết thịt sau liều dùng cuối cùng 9 ngày
Bảo quản: Nơi khô, râm, mát.
Hạn dùng: 24 tháng
Đóng gói: Đóng chai 250 ml, 450 ml, 540 ml, 900 ml hoặc 1080 ml.
Công ty Dược HANVET Sản xuất tại: Nhà máy GMP-WHO Địa chỉ: Khu CN phố Nối A, P. Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên Mọi liên hệ: TS. Nguyễn Đức Lưu, 091.321.5711 |
- công ty hanvet li>
- SYNOGEST li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất