Chính phủ Argentina thông báo tạm thời giảm thuế xuất khẩu đậu tương xuống 30% để thúc đẩy hoạt động giao dịch.
Theo biểu thuế mà Bộ Kinh tế Argentina công bố, mức thuế suất đối với bột đậu tương đã qua chế biến và dầu đậu tương tạm thời được cắt giảm và các mức thuế sẽ tăng dần trở lại cho đến tháng 1/2021.
Cụ thể, thuế xuất khẩu dầu đậu tương và bột đậu tương, từng ở mức 33%, sẽ giảm xuống 28% vào tháng Mười, sau đó tăng lên 29,5% vào tháng Mười Một, 30% vào tháng Mười Hai và 31% vào tháng Một sang năm.
Trong một phát biểu, Bộ trưởng Kinh tế Martin Guzman cho biết, nước này đang tìm cách tăng cường dự trữ ngoại tệ. Trong khi đó, nông dân và các nhà phân tích cho rằng biện pháp nói trên có thể không đủ để thúc đẩy đáng kể hoạt động bán hàng và thu về lượng USD cần thiết từ xuất khẩu khi chính phủ tiến hành đàm phán lại nợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Argentina giảm thuế xuất khẩu đậu tương. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN
Đậu tương là cây trồng chính của Argentina. Nước này cũng là nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi làm từ bột đậu tương hàng đầu thế giới dùng để vỗ béo lợn và gia cầm cho các quốc gia từ châu Âu đến Đông Nam Á.
Năm ngoái, đậu tương Argentina và các chế phẩm từ nông sản này đã giúp thu về 15,7 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu chính thức, nông dân Argentina đã bán được 32,2 triệu tấn đậu tương từ niên vụ 2019-2020, chiếm khoảng 60% sản lượng thu hoạch.
Kinh tế Argentina, vốn thu hẹp kể từ năm 2018, đang chịu thêm gánh nặng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ngân hàng trung ương nước này tháng trước đã công bố biện pháp siết chặt kiểm soát hối đoái thông qua việc giảm chi tiêu bằng ngoại tệ với mục đích tích lũy, chi tiêu bằng thẻ tín dụng ở nước ngoài và một số giao dịch hối đoái khác.
Theo thống kê của BCA, tình trạng “chảy máu” ngoại tệ tại Argentina đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn từ 2015-2019 và lên tới 86 tỷ USD trong bốn năm vừa qua./.
Trà My (Theo Reuters)
BNews/ TTXVN
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất