ATVSTP trong giết mổ gia súc, gia cầm: Còn đó những nỗi lo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • ATVSTP trong giết mổ gia súc, gia cầm: Còn đó những nỗi lo

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, thịt (thịt heo, gà) vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong nhóm thực phẩm thịt. Tuy nhiên, những bất cập tồn tại trong nhiều lò mổ nhỏ lẻ hiện nay khiến người tiêu dùng không khỏi “giật mình”.

     

    ATVSTP trong giết mổ gia súc, gia cầm: Còn đó những nỗi loCần đầu tư giết mổ hiện đại để đảm bảo ATVSTP

     

    Canh cánh nỗi lo…

     

    Mới đây, theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WorldBank) cho thấy 30 – 40% mẫu thịt lợn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy, thương hàn. Hơn thế nữa, kết quả nhiễm khuẩn này do lò mổ cùng hệ thống bảo quản thiếu chất lượng. 80% thịt lợn bày bán ở những khu chợ bán đồ tươi sống và 76% được giết mổ (GM) tại các cơ sở nhỏ lẻ, mất vệ sinh.

     

    Cùng với đó, cũng theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, tình trạng thịt heo nhiễm bẩn kim loại nặng và các chất hữu cơ bền vững trong môi trường, trong đó có cả dioxin cũng được ghi nhận tại một số địa phương… Chưa hết bàng hoàng, người tiêu dùng lại tiếp tục hoang mang về một nhóm chất tạo nạc có chứa trong thịt heo – Salbutamol và Clenbuterol. Những người ăn thịt có chứa tồn dư clenbuterol có thể gặp các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run, căng thẳng, và thậm chí có thể gây chết người nếu có nồng độ clenbuterol cao. Điều đáng nói là việc lạm dụng chất kích thích tăng trưởng, chất cấm trong chăn nuôi cũng như sử dụng chất tạo nạc vẫn đang được sử dụng một cách phổ biến?!

     

    Cũng trong những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy chất tránh thai có trong thành phần TĂCN. Chất này làm cho vật nuôi có khả năng tăng trọng nhanh và hạn chế khả năng sinh sản. Đây có lẽ là một nguyên nhân quan trọng lý giải tại sao hiện nay tỉ lệ tình trạng vô sinh hiếm muộn ngày một gia tăng.

     

    Ở một góc nhìn khác, dễ thấycác hộ gia đình thường GM lợn theo phương pháp thủ công hoặc chích thuốc mê. Sử dụng phương pháp thủ công làm cho con vật đau đớn, chất Akrilalin hoặc Cortison được sinh ra và tăng cao trong máu làm cho con vật sợ hãi, tức giận, stress. Các chất này ngấm vào máu khiến cho thực phẩm không giữ được lâu và mất đi hương vị ban đầu,…

     

    Nếu quá trình GM sử dụng thuốc gây mê, thuốc an thần tiêm trực tiếp vào con lợn kích thích hệ thần kinh, làm cho con vật mất kiểm soát và tê liệt. Sử dụng biện pháp này rất nhanh, mất ít thời gian và công sức của người chế biến, tuy nhiên hệ lụy của nó thì thật khôn lường.

     

    Gần 22.000 điểm GM nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

     

    Theo Cục Thú y, tính đến hết năm 2015, cả nước có khoảng 30.750 cơ sở giết mổ (CSGM), trong đó có 910 CSGM tập trung, 100% được cơ quan thú y kiểm soát. Có trên 29.840 CSGM nhỏ lẻ với công suất 1 – 3 con gia súc, gia cầm/ngày, trong đó chỉ có hơn 8.000 cơ sở được kiểm soát, chiếm tỷ lệ 27%. Như vậy, gần 22.000 điểm GM nhỏ lẻ chưa được kiểm soát. Tính đến thời điểm hiện tại, con số này còn cao hơn rất nhiều.

     

    Theo đại diện của Cục Thú y, điều kiện cơ sở vật chất ở các điểm GM nhỏ lẻ đều không đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y, ATTP, chủ cơ sở không quan tâm tới việc đầu tư trang thiết bị phục vụ trong công tác GM, không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường cũng như nguồn nước ngầm. Chất thải được xả tràn lan trong khi GM hay thải trực tiếp xuống sông, cống rãnh thoát nước. Việc GM được thực hiện ngay trên nền nhà, sân… Các công việc chọc tiết, cạo lông, làm lòng đều được thực hiện ngay trên sàn gạch. Nội tạng của heo bị vứt dưới sàn gạch dính đầy chất thải. Bên cạnh đó, nguồn nước sạch phục vụ GM cũng không đảm bảo vệ sinh thú y, một số điểm GM sử dụng giếng khoan để rửa thịt, không ít hộ GM còn tận dụng cả nước sông. Ở nhiều địa phương việc kiểm soát công tác GM gặp không ít bất cập do lực lượng cán bộ làm công tác kiểm soát GM còn quá mỏng, trong khi số điểm GM nhỏ lẻ quá nhiều.

     

    Ông Trần Văn Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, trong quá trình khảo sát thực tế tại các CSGM cho biết, đa số các lò GM nhỏ lẻ chưa có chứng nhận đăng ký kinh doanh, sản phẩm không có dấu kiểm dịch cũng như chưa thực hiện đúng quy trình GM, phương tiện GM thủ công. Việc vận chuyển gia súc không đúng quy định, lợn sau GM được vận chuyển bằng xe máy, không được che đậy, bảo quản trong các thiết bị chuyên dụng. Chất thải từ quá trình GM (nước thải, chất thải rắn, khí thải…) chưa được phân loại, xử lý theo quy định dẫn tới ô nhiễm môi trường.

     

    Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, việc GM và vận chuyển động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ những CSGM này sẽ làm gia tăng một số bệnh lây nhiễm từ động vật sang người sử dụng.

     

    Liên quan đến vấn đề GM, mới đây, PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân (ĐH Nông Lâm TPHCM) cho biết, năm 2016 có một khảo sát về chất lượng thịt ngay sau khi vận chuyển từ CSGM đến các bếp ăn.

     

    Kết quả cho thấy, 80% trong số 217 mẫu thịt thu thập tại khách sạn không đạt tiêu chuẩn của Việt Nam; tiếp đó là mẫu thịt trong trường học (60%), quán cơm đường phố (42,9%) và nhà hàng (23,4%)… không đạt tiêu chuẩn.

     

    Kết quả khảo sát này cùng với nhiều số liệu nghiên cứu khác đã cho thấy tình hình mất an toàn thực phẩm trong chuỗi hàng thịt đang diễn biễn hết sức phức tạp trong khi Việt Nam còn thiếu những quy định cụ thể trong việc tổ chức GM cũng như vận chuyển thịt đến nơi tiêu dùng, phân phối.

     

    Siết mạnh quản lý ATVSTP trong vận chuyển và giết mổ

     

    Chia sẻ với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, Ông Đào Quang Vinh – TGĐ Công ty CP Công nghệ thực phẩm Vinh Anh chia sẻ: Vấn đề ATVS TP trong vận chuyển và GM heo hiện nay đang rất đáng báo động, cần phải được quan tâm, đầu tư đúng mức. Tôi cho rằng, trước hết, việc GM gia súc chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở hợp vệ sinh, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y sở tại, đồng thời việc thiết kế CSGM phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam. Mỗi một CSGM phải có ý thức giữ vệ sinh, môi trường GM phải được đảm bảo, nước sử dụng phải là nước sạch, nghiêm cấm GM dưới đất, lực lượng công nhân trong quá trình GM phải được trang bị quần áo bảo hộ để hạn chế tối đa việc lây nhiễm khuẩn, xú uế từ chất thải. Thứ hai, trong quá trình vận chuyển, lợn – thịt lợn phải được chuyên chở tối thiểu bằng xe chuyên dụng, hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật có hại.

     

    Theo quy định của Pháp luật, các cơ sở giết mổ phải được quy hoạch rõ ràng, cụ thể có xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn thì mới được phép hoạt động. Theo đó, mỗi một CSGM tập trung muốn đầu tư hệ thống xử lý nước thải thì cần phải đầu tư khoảng 5 – 7 tỷ đồng. Khi nước thải đã được xử lý, cần được lọc trong bồn chứa có hóa chất một thời gian nhất định mới được xả ra môi trường, có như vậy mới có thể đảm bảo an toàn và không gây ô nhiễm.

     

    Ông Vinh cho rằng, căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, câu chuyện về chi phí cho vấn đề xử lý nước thải không hề đơn giản. Mặt khác để kiểm soát được các CSGM nhỏ lẻ rất khó thực hiện. Phương án tối ưu nhất là Nhà nước cần quy các CSGM về một chỗ, theo hình thức GM tập trung. Sự hình thành các cơ sở tập trung GM sẽ quy tụ các điểm GM ở gần nhau (trong một huyện hoặc một cụm xã) vào một cơ sở để giảm bớt số lượng CSGM phải kiểm soát ở các địa phương. Thiết nghĩ, đó là hướng đi phù hợp cho bài toán quản lý cũng như vấn đề chi phí bởi CSGM càng lớn, chi phí đầu tư sẽ càng giảm. Trên cơ sở đó, một phần Nhà nước và các Hội Đoàn thể hỗ trợ, phần còn lại tư nhân trả phí dần…

     

    Vấn đề kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ và vệ sinh thú y đang là yêu cầu cấp thiết hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là khi “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ gần đến thế”.

     

    Tuyết Phan

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ (CDC), vi khuẩn Salmonella đã gây ra bệnh tật cho nhân loại suốt 125 năm nay. Hầu hết người nhiễm khuẩn Salmonella xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, sốt và đau bụng từ 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Một số trường hợp tiêu chảy nặng cần nhập viện do vi khuẩn lan từ ruột vào máu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Lúc này, nếu không chữa trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh, bệnh nhân có nguy cơ tử vong. Tại Việt Nam, hàng năm xảy ra khoảng 168 ca ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nguyên nhân phần lớn do thức ăn nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli. Và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi hiện nay chưa sản xuất được văcxin Salmonella.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.