[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mở rộng sử dụng vắc xin sang đàn lợn giống, bao gồm lợn nái và lợn đực giống là bước đi chiến lược của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam.
Ngày 02/04/2025, tại thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã tiến hành tiêm mũi 2 cho đàn lợn giống 270 con ở trại chính của công ty.
Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE cho lợn nái
Sự kiện có sự tham dự của đại diện Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Chăn nuôi và Thú y, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tổ chức FAO tại Việt Nam, Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI), Công ty CJ VINA AGRI và nhiều cơ quan báo chí.
Mô hình công khai, minh bạch để đánh giá khách quan
Theo đó, tháng 3/2025, Công ty AVAC kết hợp với Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, các công ty và các nhà chăn nuôi triển khai đánh giá chất lượng vắc xin AVAC ASF LIVE trên quy mô 270 lợn bố trí thí nghiệm.
Cụ thể, ngày 11/3/2024, Công ty AVAC đã thực hiện lấy mẫu trước khi tiêm và tiêm 01 mũi cho 270 lợn nái và đực giống.
Ngày 28/03/2025: Công ty lấy mẫu để kiểm tra vi rút và kháng thể trước khi tiêm mũi 2. Ngày 29/03/2025, kết quả như sau: Lấy 15 mẫu trên lợn đã tiêm trên vắc xin, và 5 mẫu đối chứng. Trong 15 mẫu tiêm vắc xin, thì có 100% mẫu dương tính với kháng thể sau 17 ngày tiêm, tức là có đáp ứng miễn dịch đối với vius vắc xin. Có 7/15 mẫu máu còn phát hiện thấy DNA vi rút vắc xin với tải lượng thấp trong máu. Công ty cũng lấy mẫu nước tiểu và nước bọt xét nghiệm, tất cả các mẫu này đều âm tính, tức là không phát hiện có virus và bài thải bằng phương pháp xét nghiệm qPCR. Cả 5 con chưa tiêm để làm đối chứng đều âm tính với xét nghiệm phát hiện DNA virus (qPCR) và kháng thể kháng vi rút Dịch tả lợn châu Phi (ELISA).
Phiếu kết quả xét nghiệm sau khi tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE lần 1 trên 270 lợn
Chính vì vậy, ngày 02/04/2025, Công ty Cổ phần AVC tiến hành tiêm mũi 2 cho 270 lợn nái và đực giống. Nội dung đánh giá của thử nghiệm này bao gồm: Đánh giá lâm sàng, sức khỏe đàn lợn; đáp ứng miễn dịch (kháng thể); vi rút huyết, sự bài thải vi rút qua chất tiết; truyền ngang vi rút từ lợn tiêm vắc xin sang lợn không tiêm vắc xin; đáp ứng truyền dọc vi rút vắc xin từ mẹ sang con; năng suất sinh sản và sức khỏe lợn con sinh ra.
TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam cho biết, rất hoan nghênh các phòng thí nghiệm tham chiếu, các công ty chăn nuôi cùng hợp tác đánh giá vắc xin trên lợn giống, lợn thịt.
Đã có bộ dữ liệu tiêm vắc xin cho lợn nái qua 6 dự án
Theo đó, tháng 7/2023, AVAC đã được cấp phép lưu hành vắc xin AVAC ASF LIVE dành cho lợn thịt.
Đến nay, theo TS. Nguyễn Văn Điệp, vắc xin AVAC ASF LIVE, AVAC đã cung cấp ra thị trường trên 3 triệu liều vắc xin, trong đó khoảng 500.000 liều được các địa phương đặt mua từ tiền ngân sách.
Các đại biểu đi thực tiễn trong chuồng lợn nái được tiêm vắc xin
“Sản phẩm vắc xin đã được nhiều cấp chính quyền và người chăn nuôi tin tưởng nhờ tính an toàn và hiệu quả rõ ràng. Tuy nhiên, AVAC xác định việc mở rộng sử dụng vắc xin sang đàn lợn giống, bao gồm lợn nái và lợn đực giống là bước đi chiến lược”, ông Điệp chia sẻ.
Cùng với đó, theo TS. Nguyễn Văn Điệp, nái và đực giống là đối tượng có giá trị trong đàn nên được người chăn nuôi rất quan tâm. Nhiều người chăn nuôi tiến hành tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE cho nái và đạt những kết quả tốt.
Điển hình như gia đình anh Hoàng Văn Chuyển ở xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội đã quyết định tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn châu Phi của công ty AVAC cho toàn bộ đàn lợn hơn 400 con (bao gồm hơn 300 lợn thịt, 20 lợn nái và đàn lợn con theo mẹ). Quyết định táo bạo này đã giúp gia đình anh không chỉ bảo vệ được đàn lợn mà còn mang lại lợi nhuận đáng kể.
Hay gia đình ông Lê Viết Thể, huyện Đan Phượng, Hà Nội cũng đã tiêm cho cả nái, đực giống và lợn thịt. Đến nay, ông vẫn duy trì bình thường việc chăn nuôi lợn.
Ngoài ra, AVAC đã nghiên cứu, thử nghiệm tiêm vắc xin trên quy mô nhỏ từ 10 đến 80 nái, đã có bộ dữ liệu dành cho nái qua 6 dự án nghiên cứu. Công ty đánh giá ở 5 giai đoạn: hậu bị, trước phối, nái mang thai kỳ 1 (từ ngày 1-35 ngày, kỳ 2 từ 35-85 ngày và kỳ 3 từ 86-115 ngày và nái khô (sinh rồi, đang chờ trước phối).
Cũng theo TS. Nguyễn Văn Điệp, bộ dữ liệu vắc xin cho nái rất phức tạp, phải đánh gía ở nhiều tiêu chí: bảo hộ cho nái, bảo hộ lợn con sinh ra (nhất là sự sinh trưởng, đặc biệt là giá trị kinh tế, năng suất). Để đánh giá thì cần mất nhiều năm, tối ưu nhiều giai đoạn mang thai, theo dõi năng suất con con, tối ưu quy trình vắc xin cho con con do nái sinh ra…
Các bước chuẩn bị tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE cho nái
Đến nay trên thế giới chưa có quy trình kiểm nghiệm vắc xin cho lợn thịt, ngoài Việt Nam. Tổ chức Thú y thế giới cũng mới chỉ có bản nháp. Để có quy trình tiêm cho lợn nái, có thể còn rất lâu.
Với lợn thịt, vắc xin AVAC ASF LIVE cần chỉ cần tiêm 1 liều vắc xin cho lợn từ 4 tuần tuổi, nhưng đối với nái, TS. Nguyễn Văn Điệp khuyến cáo như sau:
Lợn giống giai đoạn nhỏ: tiêm như đối với lợn thịt.
Đối với lợn nái hậu bị: Giai đoạn trước phối giống lần đầu: tiêm 2 mũi (Mũi 1: Tiêm trước khi phối giống ít nhất 2 tháng; Mũi 2: Tiêm trước khi phối giống 2 tuần)
Đối với lợn nái sinh sản: Tiêm nhắc lại trước mỗi kỳ phối giống 1-14 ngày.
Với lợn con sinh ra từ nái đã tiêm vắc xin: Tiêm 1 liều vắc xin cho lợn từ 4 tuần tuổi trở lên.
Lợn đực giống: Tiêm mũi 1 cho lợn 4 tuần tuổi trở lên. Tiêm nhắc lại định kỳ 4 tháng 1 lần.
Tín hiệu tích cực
Đàn lợn nái sinh trưởng khỏe mạnh sau khi tiêm mũi vắc xin AVAC ASF LIVE mũi thứ 1
Chia sẻ ngay tại trang trại chăn nuôi của AVAC, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, dịch bệnh vẫn là mối nguy số 1 đối với ngành chăn nuôi lợn hiện nay. Biện pháp số 1 hiện nay vẫn là phải áp dụng chăn nuôi chăn nuôi an toàn sinh học. Vắc xin là giải pháp tích cực, nhưng cần sử dụng cẩn trọng, nghiêm túc theo khuyến cáo của nhà sản xuất về đối tượng, độ tuổi, quy trình, tránh hệ lụy không tích cực do vắc xin mang lại. Nếu sử dụng đúng quy trình, khuyến cao của nhà sản xuất thì có bổ trợ, giúp quá trình kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
“Xuống thăm trại thực nghiệm của AVAC, tôi thấy có dấu hiệu tích cực là đang thử nghiệm vắc xin trên lợn nái, đây là vấn đề quan trọng. Các vắc xin thương mại khác đã sử dụng trên lợn thịt rồi. Tuy nhiên, trên nái và đực giống nguy cơ cao có thể nguy cơ phát tán dịch bệnh. AVAC thử nghiệm đàn nái là tín hiệu tích cực, chúng ta tiếp tục theo dõi các bước thử nghiệm tiếp, nếu trở thành vắc xin trên nái, giống thì đây là điều ý nghĩa, tích cực”, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết thêm.
Còn TS. Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội KHKT Thú y Việt Nam cho biết, trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã thương mại hóa được vắc xin ASF. Đây là thành công của nhà khoa học Việt Nam nói chung và cho các nhà khoa học của cho Công ty AVAC.
“Với vai trò là Chủ tịch Hội KHKT Thú y Việt Nam, tôi rất mừng và thấy công ty làm thí nghiệm rất bài bản, cơ sở để chứng minh được vắc xin AVAC ASF LIVE không truyền dọc, không truyền ngang. Khi chứng minh điều đó, website của Hội Thú y (hiện đang được củng cố) cũng sẽ giúp AVAC thông tin, củng cố thông tin, là địa chỉ uy tín giúp người chăn nuôi tham khảo”, TS. Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC Việt Nam chia sẻ với đại diện Hội, Viện, Trường…
HÀ NGÂN
Theo TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC: “Một vài người lên diễn đàn, tổ chức hội thảo nói về vắc xin rất tiêu cực. Nhưng theo quan điểm của tôi, thì điều họ nói không chính xác, vì họ không thử nghiệm, không nghiên cứu vắc xin mà thu thập dữ liệu chủ yếu từ kết quả nghiên cứu trên thế giới hoặc từ nguồn mẫu xét nghiệm không có lý lịch, bố trí theo dõi đầy đủ. Mà thế giới thì chưa có vắc xin thương mại, có nhiều ứng viên vắc xin, có ứng viên xấu, có ứng viên tốt. Ngay cả các vắc xin thương mại cũng khác nhau về đặc tính an toàn, mức độ bảo hộ, lứa tuổi, đối tượng và cách sử dụng. Bản thân họ là người làm quản lý, nghiên cứu, giảng viên Đại học mà nói vắc xin tiêu cực, đã định hướng không nhỏ cho những người làm chuyên môn, người chăn nuôi, học trò của họ từ các công ty, trang trại không dám dùng vắc xin”.
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Hiệu quả các chuỗi liên kết trong chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,22/04/2025
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất