AVAC xuất khẩu 150.000 liều vắc xin Dịch tả lợn châu Phi sang Philipines: Tự hào doanh nghiệp Việt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • AVAC xuất khẩu 150.000 liều vắc xin Dịch tả lợn châu Phi sang Philipines: Tự hào doanh nghiệp Việt

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 29/8/2024, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sẽ xuất khẩu 150.000 liều trong tổng số 600.000 liều Chính phủ Philippines đặt mua. Việc xuất khẩu sẽ theo từng giai đoạn để nhập đủ 600.000 liều.

     

    Bộ Nông nghiệp Philippines: Triển khai tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE vào quý 3 năm 2024

    TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC Việt Nam: Vắc xin AVAC ASF LIVE là nền tảng nâng tầm uy tín và thương hiệu của công ty AVAC

     

    Niềm tin của Philipines với vắc xin AVAC ASF LIVE của Việt Nam

     

    Ngày 26/8/2024, đại diện phía Philippines, gồm: Ông Engr. Rosendo O.So, Chủ tịch SINAG – nhóm nông nghiệp uy tín, gồm những chuyên gia và cố vấn có ảnh hưởng lớn về an ninh và phát triển lương thực bền vững và bà Pinky Pe Tobiano, Giám đốc điều hành Công ty KPP Powers Commodites Inc – đơn vị nhập khẩu vắc xin dịch tả lợn Châu Phi của AVAC (AVAC ASF LIVE) đã thăm kho hàng của Nhà máy AVAC tại tỉnh Hưng Yên.

     

    Chủ tịch SINAG Engr. Rosendo O.So cho biết, sau khi kiểm tra Nhà máy AVAC, ông thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo quản lạnh…, tất cả đều ổn.

     

    “Chính phủ Philippines rất chào đón việc hợp tác với Chính phủ Việt Nam. Thông qua việc nhập khẩu vacxin AVAC ASF LIVE, chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được dịch tả lợn Châu Phi (ASF) bằng giải pháp vacxin”, ông Engr. Rosendo O.So nói thêm.

    Thứ hai từ trái qua phải: Bà Pinky Pe Tobiano – Giám đốc điều hành Công ty KPP Powers Commodites Inc, TS. Nguyễn Văn Điệp – Tổng giám đốc AVAC Việt Nam, ông Engr. Rosendo O.So, Chủ tịch SINAG thăm quan bảo quản vắc xin của AVAC. (Ảnh: Phương Nhung)

     

    Theo ông Engr. Rosendo O.So, khác với Việt Nam, việc giám sát khảo nghiệm và cấp phép nhập khẩu vaccine thú y là thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng ở Philippines thì vai trò này lại thuộc về Bộ Y tế.

     

    Còn bà Pinky Pe Tobiano khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục hợp tác với Công ty AVAC vì trong quá trình đánh giá về an toàn, về hiệu lực bảo hộ và các hồ sơ nghiên cứu, các dữ liệu mà chúng tôi nhận được đều rất tốt. Tiến độ đăng ký đều phù hợp với yêu cầu của Cục Quản lý Dược phẩm Philippines. Các quyết định đưa ra đều dựa trên cơ sở và bằng chứng khoa học”.

     

    Bà Pinky Pe Tobiano chia sẻ rằng, đã biết tới vacxin AVAC ASF LIVE thông qua sự giới thiệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, từ đó đã liên lạc trực tiếp với AVAC để đàm phán. Sau đàm phán, hai bên đã tiến hành các thử nghiệm và đánh giá thận trọng. Tất cả quyết định đưa ra đều dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học. Bà khẳng định hoàn toàn hài lòng với những kết quả nghiên cứu đến thời điểm này.

     

    “Hiện nay, lo ngại lớn nhất của Chính phủ Philippines cũng như KPP Powers Commodities là vắc xin nhập lậu ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu và thử nghiệm vacxin AVAC ASF LIVE. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi đã trực tiếp sang thăm Nhà máy AVAC để giám sát, giúp sau này có thể phân biệt được những vắc xin Chính phủ Philippines mua và vắc xin nhập lậu. Chúng tôi rất vui vì đã có những kết quả rất tích cực. Chúng tôi tin rằng, vacxin AVAC ASF LIVE là giải pháp hữu ích cho người chăn nuôi lợn ở Philippines”, bà Pinky Pe Tobiano nói thêm.

    Đoàn làm việc của Phillipines thăm trại lợn thục nghiệm của Công ty AVAC Việt Nam hiện đang nuôi 80 lợn nái và 400 lợn thịt (Ảnh: Phương Nhung)

     

    Về việc thử nghiệm vắc xin AVAC ASF LIVE tại Phillipines, theo đó, tại pha 1&2, tháng 2-9/2023, Phillippines đã tiêm 1.000 con lợn tại 9 trại; an toàn, đáp ứng miễn dịch lên tới 100%. Cục Thú y Phillipines báo cáo vắc xin AVAC ASF LIVE an toàn và hiệu quả tới tổ chức Thú y thế giới tại cuộc họp ngày 15/2/2024.

     

    Tới tháng 7/2023, Phillipines nhập khẩu 300.000 liều, đánh giá pha 3 ở 300 trại. Vắc xin được lưu hành vào tháng 7/2024.

     

    Ngày 30/7/2024, trong cuộc họp báo về vắc xin Dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phillpines Francisco Tiu Laurel, Jr. đã thông báo rằng Bộ đang “hoàn thiện các hướng dẫn các bên liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp và thú y về việc sử dụng có kiểm soát vắc-xin ASF, sau đó sẽ tiến hành lấy ý kiến trong công chúng” thông qua Cục Công nghiệp Động vật (the Bureau of Animal Industry – BAI).

     

    Việc triển khai là hoàn toàn tự nguyện, hiện sẽ ưu tiên các trang trại thương mại đủ điều kiện, các doanh nghiệp bán thương mại và các cụm trang trại nuôi thả, nhất là các ở Vùng Đỏ và Vùng Hồng, dưới sự giám sát chặt chẽ kết hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Cục Công nghiệp động vật.

     

    Trong số các ứng cử viên vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm hiện có. AVAC đã chứng minh rằng chúng có hiệu quả cao nhất so với các rủi ro có khả năng xảy ra. Rủi ro này phải là một rủi ro nghiêm trọng đến mức chúng tôi cần phải dừng cấp CPR cho việc triển khai vắc xin có giám sát. Về dữ liệu thống kê, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục cập nhật”, ông nói thêm.

     

    Tổng cộng 350 triệu peso đã được DA phân bổ cho việc mua vắc-xin, kim tiêm và các nhu yếu phẩm khác cho việc triển khai vắc xin ASF. Theo Bộ trưởng Tiu Laurel, dự kiến đến tháng 6 năm 2025, những lợi ích của việc triển khai vắc-xin, cụ thể là số ca mắc ASF giảm mạnh và giá thịt lợn và các sản phẩm từ lợn trên thị trường – sẽ trở nên rõ ràng.

     

    “Việc mua vắc xin này chứng minh cam kết của DA trong việc bảo vệ ngành chăn nuôi lợn và tăng cường an ninh lương thực quốc gia giữa lúc đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ ASF. Hãy yên tâm rằng chúng tôi sẽ luôn tận tụy hỗ trợ những người chăn nuôi lợn, đảm bảo tính bền vững và khả năng phục hồi ngành nông nghiệp của chúng ta”, Bộ trưởng Tiu Laurel trình bày.

     

    Tự hào là doanh nghiệp đầu tiên bán được vắc xin ASF ra nước ngoài

     

    Theo ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC Việt Nam, AVAC tự hào là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên bán được vắc xin ASF ra nước ngoài. Vắc xin được đánh giá trực tiếp bởi Bộ Nông nghiệp Phillipines, thông qua các quy trình đấu thầu, thẩm định kỹ lưỡng.

     

    Từ tháng 7/2022 đến nay, AVAC đã cung ứng hơn 2,6 triệu liều ra thị trường. Trong nước, công ty đã cung ứng 2,3 triệu liều. Cụ thể, AVAC cung ứng cho Phillpines khoảng 300.000 liều, Nigeria 5000 liều; đang đăng ký lưu hành sang một số nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nepal, Myanmar, Nigieria… AVAC cũng đang dự trữ tại kho 1,5 triệu liều.

     

    Ở trong nước, AVAC đã xuất bán vắc xin cho công ty lớn như C.P là hơn 1 triệu liều. Ngoài ra, còn có một số đơn vị đang thử nghiệm như là CJ Vina Agri và Japfa Comfeed Việt Nam. Những công ty vừa và nhỏ thì mua qua đơn vị phân phối.

     

    Vắc xin AVAC ASF LIVE được sử dụng với giám sát chặt chẽ tại 112 cơ sở/21 tỉnh số lợn tiêm/tỉnh là từ 30-1.200, tổng số lợn tiêm từ 5.656/7460. Kháng thể dương tính sau 28 ngày là 89-100% (test 541 mẫu). Tất cả các lợn tiêm vắc xin đều khỏe mạnh, chưa có cơ sở nào bị nổ dịch.

    Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE tại gia đình ông Hoàng Văn Hiến, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, tháng 9/2023 (Ảnh: Hà Ngân)

     

    Vắc xin AVAC cũng được sử dụng đại trà trên 250.000 liều (có ngân sách hỗ trợ) như sau: Cao Bằng 51.350 liều; Lạng Sơn 57.350 liều; Bắc Ninh 48.900 liều; Lai Châu 15.110 liều; Thanh Hóa 5.000 liều; Sơn La 10.580 liều; Ba Tơ (Quảng Ngãi) 17.500 liều; Chi cục Trà Vinh 10.250 liều. Số liều đã đưa vào sử dụng là trên 250.000 liều.

     

    Theo TS. Nguyễn Văn Điệp, cho đến nay, vắc xin AVAC ASF LIVE giải quyết được 3 mục đích: Kiểm soát bệnh về mặt lâm sàng; giảm lây lan dịch bệnh và giúp giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, vắc xin không phải là “áo giáp hoàn hảo”, mà cần thực hiện đồng bộ với thực hiện tốt an toàn sinh học, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật và tập huấn đào tạo… AVAC sẽ liên tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện để cho ra sản phẩm tốt hơn nữa.

     

    Thời gian tới, AVAC sẽ đăng ký bổ sung đối tượng là lợn sinh sản; hợp tác với các tổ chức quốc tế để đánh giá độc lập và công bố hợp tác quốc tế (Tổ chức Thú y thế giới WOAH, FAO); hợp tác với các cơ quan, tổ chức, công ty trong nước (C.P Việt Nam, Cargill) để phổ biến và cung ứng vắc xin. Công ty cũng thúc đẩy việc đăng ký và dùng thử ở các nước khác. AVAC cũng đề nghị cơ quan ban ngành liên quan tháo gỡ các thủ tục pháp lý (đăng ký bổ sung đối tượng sử dụng là nái và đực giống), tăng cường truyền thông, đưa ra giải pháp vắc xin phòng bệnh tới người chăn nuôi.

     

    Hà Ngân – Phương Nhung

     

    AVAC: Doanh nghiệp Việt Nam hiếm hoi xuất khẩu vắc xin

     

    Theo Cục Thú y, hiện tại Việt Nam có 10 cơ sở sản xuất vắc xin đã được cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc thú y (WHO-GMP) với tổng số 180 sản phẩm vắc xin được cấp phép lưu hành theo quy định.

    Bên trong nhà máy sản xuất vắc xin của AVAC

     

    Về cơ bản, Việt Nam sản xuất được vắc xin phòng các bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu phòng bệnh trong nước, vẫn nhập khẩu khoảng 70% vắc xin phòng bệnh cho động vật, với giá trị lên tới 100 triệu USD.

     

    Theo đánh giá, AVAC nằm trong số ít các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu được vắc xin thú y.

     

    AVAC thành lập năm 2021, diện tích 2,35 ha tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; vốn đầu tư 15 triệu (2012). AVAC cũng là nhà máy đầu tiên đạt tiêu chuẩn WHO-GMP.

     

    AVAC hiện có 4 dây chuyền vắc xin bao gồm (vắc xin vi rút sản xuất trên trứng, vắc xin vi rút sản xuất trên tế bào, vắc xin vi khuẩn, vắc xin Lở mồm long móng).

     

    Hiện nay, AVAC đã có trên 30 vắc xin được đăng ký lưu hành với 7 vắc xin dành cho lợn. AVAC cũng có 10 nhà phân phối nước ngoài và nhiều khách hàng là các doanh nghiệp chăn nuôi lớn (Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, CJ Vina Agri, Newhope, Hoàng Anh Gia Lai, BAF…; nhiều Chi cục Chăn nuôi, Thú y trên cả nước.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.