Sau 30 ngày xâm nhiễm vào địa bàn xã Đức Hợp (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên), phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) và xã Đại Đồng (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã không phát sinh thêm.
Hiện, các địa phương này đủ điều kiện để công bố hết bệnh dịch; người dân có thể vận chuyển lợn đi nơi khác tiêu thụ và tái đàn… Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ quý I-2019, do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 5-4. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT khuyến cáo người chăn nuôi nên tái đàn 10% so với tổng đàn; chỉ phát triển, mở rộng quy mô khi không có dấu hiệu bệnh Dịch tả lợn châu Phi phát sinh trên đàn nuôi mới.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, do hiện nay vẫn chưa có vắc xin điều trị và phòng ngừa nên để bảo vệ đàn lợn trước bệnh Dịch tả lợn châu Phi, các hộ chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; tăng cường các biện pháp khử trùng, tiêu độc bằng hóa chất và vôi bột… nhằm tránh mầm bệnh xâm nhiễm.
* Chiều 5-4, Bộ NN&PTNT họp với các bộ, ngành liên quan về đề xuất nghiên cứu vắc xin tả lợn châu Phi. Tại cuộc họp, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan thông tin: Sau khi phân lập được vi rút tả lợn châu Phi, Học viện đã sản xuất được 3 loại tế bào. Hiện, Học viện đang thí nghiệm và phân tích các dòng tế bào để triển khai các bước tiếp theo trong sản xuất vắc xin.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, hiện Việt Nam có 9 cơ sở đủ điều kiện, cần tập hợp lực lượng này để tập trung nghiên cứu, sản xuất vắc xin tả lợn châu Phi. Theo đề xuất của Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông, về vấn đề này, Bộ NN&PTNT nên chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quốc gia nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi…
KIM VĂN
Nguồn: Hà Nội Mới
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
Tin mới nhất
T5,03/04/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất