Ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu để ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, với quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều trở ngại.
Hệ thống điều khiển tự động trong chăn nuôi gà chuồng lạnh khép kín của Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đông Nam Toàn Cầu (xã Suối Rao, huyện Châu Đức).
Chi phí đầu tư lớn
Ông Phạm Hồng Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đông Nam Toàn Cầu (xã Suối Rao, huyện Châu Đức) cho biết, việc đầu tư công nghệ cao vào chăn nuôi gà chuồng lạnh khép kín mang lại nhiều lợi ích. Đó là bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, tiết kiệm thức ăn, giảm sức lao động chân tay, cung cấp nhiều sản phẩm trứng chất lượng cao cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư khá lớn, khoảng 2,3 tỷ đồng/trại (1.600m2), nên công ty vẫn nuôi theo hình thức gia công.
Bên cạnh đó, tuy không lo về đầu ra, nhưng lợi nhuận của hình thức nuôi này không cao nếu so với chi phí đầu tư. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi còn gặp nhiều vướng mắc, đó là cần nguồn vốn lớn, quỹ đất rộng. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn hạn hẹp, không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với mức độ đầu tư.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, việc đẩy mạnh xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư gấp 4-5 lần so với xây dựng trang trại theo mô hình truyền thống, trong khi việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn nên người chăn nuôi vẫn e dè, chưa mặn mà đầu tư công nghệ cao vào chăn nuôi. Đây cũng là rào cản lớn nhất trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến cũng là trở ngại trong tiếp cận và ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất. Đồng thời, thị trường tiêu thụ bấp bênh, chưa đa dạng khiến cho ngành chăn nuôi thiếu tính bền vững trong quá trình phát triển.
Tiếp tục gỡ khó
Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, để chăn nuôi công nghệ cao có thể bứt phá, cần tháo gỡ rào cản về tiếp cận nguồn vốn, đất đai và tạo ra môi trường sản xuất ổn định, bền vững. Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiếp tục tái cơ cấu ngành chăn nuôi, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với bối cảnh mới.
Cụ thể, trong năm 2023 và những năm tiếp theo, ngành chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, chế biến sâu để nâng cao giá trị. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút trang trại chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ người chăn nuôi chủ động sản xuất con giống cung cấp cho thị trường để giảm chi phí đầu vào cũng sẽ được chú trọng.
Bài, ảnh: HỒNG PHÚC
Nguồn: Bà Rịa-Vũng Tàu
- ngành chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất