[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 05/6/2024, tại huyện Long Điền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn INVET tổ chức hội thảo khoa học về phòng bệnh trên vịt và triển khai các quy định liên quan đến công tác duy trì, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
ThS. Nguyễn Xuân Sáng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y trình bày tại Hội thảo.
Chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y, lực lượng thú y cơ sở và chủ nuôi vịt tại hai địa phương chăn nuôi vịt trọng điểm của tỉnh là huyện Long Điền và Đất Đỏ cùng tham dự hội thảo. Đây có thể xem là cơ hội cho người chăn nuôi tiếp cận với nguồn vắc xin chính ngạch để phòng hội chứng lật ngửa và giảm đẻ do vi rút Tembusu gây ra.
Hội chứng lật ngửa và giảm đẻ do vi rút Tembusu gây ra là bệnh mới du nhập vào Việt Nam trong khoảng 5 đến 6 năm nay. Tác nhân gây bệnh là vi rút, do đó không có thuốc đặc trị. Một khi vật nuôi mắc bệnh sẽ gây thiệt hại rất lớn, thậm chí, tỷ lệ chết có thể lên tới 80%. Bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi với biểu hiện sinh trưởng chậm ở vịt thịt, giảm hoặc ngừng sinh sản ở vịt nuôi theo hướng sinh sản. Vi rút có thể lan truyền từ con bệnh sang con khỏe qua hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc. Ngoài ra còn xác định muỗi là nhân tố trung gian truyền bệnh.
Tổng đàn gia cầm hiện nay chiếm khoảng 87% tổng đàn vật nuôi của tỉnh, trong số 6,8 triệu con gia cầm các loại thì đàn vịt khoảng 1,5 triệu con và Long Điền, Đất Đỏ là 2 địa phương có tổng đàn vịt lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Có 2 hình thức chăn nuôi vịt chủ yếu là nuôi vịt theo hướng cung cấp thịt và trứng. Sản phẩm trứng vịt tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không những được các cấp chính quyền xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh mà còn được thương lái, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn bởi mùi, vị rất thơm ngon và đặc trưng. Đã có không ít cơ sở, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được thành lập để sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm trứng vịt như Hợp tác xã Hà Phan, Tam Phước, doanh nghiệp Hà Tuyển…
Ông Bùi Quang Tuấn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn INVET đồng chủ trì Hội thảo.
Trao đổi với chúng tôi, Ông Bùi Quang Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, để phát triển ổn định bền vững ngành chăn nuôi vịt, một trong những giải pháp được Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề xuất đó là triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật tại các địa phương trong tỉnh. Trong việc kiểm soát dịch bệnh, chúng tôi cố gắng tối đa, đảm bảo kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vịt, điển hình như bệnh Cúm gia cầm; xử lý, khống chế không để dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng lớn. Và thực tế đã chứng minh, kể từ năm 2019 đến nay, chưa ghi nhận các ổ dịch Cúm gia cầm tại 2 địa phương có hoạt động chăn nuôi vịt trọng điểm của tỉnh là Long Điền và Đất Đỏ. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan, bởi nguy cơ xảy ra dịch bệnh luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ lúc nào một khi cơ thể vật nuôi không khỏe mạnh do nhiều nguyên nhân đến từ chế độ chăm sóc, quản lý và mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
Một trong những biện pháp để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xảy trên trên vịt, đặc biệt là để phòng ngừa hội chứng lật ngửa và giảm đẻ do vi rút Tembusu gây ra đó là sử dụng vắc xin phòng bệnh. Khó khăn của người chăn nuôi là không tiếp cận được nguồn vắc xin chính ngạch, Công ty Cổ phần Tập đoàn INVET với trên 12 năm kinh nghiệm, cùng đội ngũ cố vấn kỹ thuật là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thú y đã tiến hành các bước đăng ký nhập khẩu, thử nghiệm và hoàn thiện quy trình phòng bệnh. Hy vọng với những nội dung trình bày tại hội thảo khoa học này sẽ giúp người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và qua đó góp phần phát triển ổn định bền vững và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cho biết./.
Thịnh Đức Minh
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- kỹ thuật chăn nuôi vịt li>
- hộ chăn nuôi vịt li>
- chăn nuôi vịt li>
- chăn nuôi vịt biển li> ul>
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất