Thời gian qua, giá heo, gà giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, khiến người chăn nuôi liên tục thua lỗ. Trước tình hình này, nhiều nông dân đã tự sản xuất thức ăn chăn nuôi để giảm chi phí.
Máy phối trộn thức ăn cho gà tại trang trại của ông Nguyễn Hữu Liên
Từ đầu năm 2017 đến nay, Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học – công nghệ (KH-CN) thuộc Sở KH-CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức 10 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Thông qua lớp tập huấn, nông dân đã nắm được công thức, kỹ thuật trong phối trộn thức ăn chăn nuôi để ứng dụng vào thực tế.
Ông Nguyễn Hữu Liên (thôn Bình Sơn, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) nuôi gà ta gần 10 năm nay, hiện tổng đàn gà của ông khoảng 10 ngàn con. Ông Liên cho biết: Trước đây, toàn bộ thức ăn của gà (chủ yếu là cám) đều phải mua từ các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, trong khi giá gà lại giảm, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn, ông Liên đã tự phối trộn thức ăn cho gà. Ông Liên thu mua cám, bột cá, men vi sinh, dầu ăn, bã đậu nành để pha trộn thức ăn cho gà theo công thức đã được học. Đến nay, ông Liên đã tự chủ được thức ăn cho đàn gà 10 ngàn con của mình. Chi phí sản xuất thức ăn chỉ khoảng 200 ngàn đồng/bao 25kg, rẻ hơn từ 50-70 ngàn đồng/bao so với thức ăn do các công ty sản xuất. Với đàn gà 10 ngàn con, mỗi ngày ăn 1 tấn cám, ông Liên tiết kiệm được hơn 2 triệu đồng tiền thức ăn/ngày. Nhờ đó, chi phí sản xuất 1kg gà thịt chỉ còn khoảng 45 ngàn đồng/kg, giúp ông liên có lãi khoảng 10 ngàn đồng/kg.
Thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi đã tự phối trộn thức ăn để giảm chi phí trong chăn nuôi. Trong ảnh: Ông Phạm Ngọc Phú (phường Long Tâm, TP.Bà Rịa) sử dụng thức ăn tự phối trộn để nuôi heo.
Trong khi đó, theo tính toán của các hộ chăn nuôi heo, một con heo đến lúc xuất chuồng ăn hết 9 bao cám các loại. Với giá cám bình quân 270 – 280 ngàn đồng/bao 25kg, để có được 1 tạ heo hơi xuất chuồng phải tiêu tốn 2,5 -2,7 triệu đồng tiền thức ăn. Để giảm chi phí, nhiều trang trại đã tự sản xuất thức ăn cho heo. Ông Mai Công Vân (ấp Tân Ninh, xã Châu Pha, huyện Tân Thành) đang nuôi 15 con heo và 100 con gà cho biết, mỗi giai đoạn phát triển, heo cần thành phần dinh dưỡng khác nhau nên tỷ lệ phối trộn các loại thức ăn cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, thành phần cơ bản của cám heo vẫn là bột khoai mỳ, bột bắp, cám gạo, đậu tương rang, bột cá… Những loại này có sẵn nên rẻ hơn nhiều so với mua cám công nghiệp. Trước đây, khi ông Vân sử dụng hoàn toàn cám công nghiệp, chi phí thức ăn cho 1 con heo đến khi xuất chuồng khoảng 2,5 triệu đồng, 1 con gà khoảng 50 ngàn đồng. Từ khi tự làm được thức ăn chăn nuôi, chi phí thức ăn giảm xuống còn gần 2 triệu đồng/con heo, 40 ngàn đồng/con gà. Nhờ đó, đợt heo giảm giá mạnh vừa qua, ông Vân không bị lỗ.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, việc tự chế biến được thức ăn chăn nuôi sẽ giúp người nuôi giảm được 20-30% chi phí so với sử dụng thức ăn công nghiệp. Khi phối trộn thức ăn, cần bảo đảm đầy đủ các các nhóm: giàu năng lượng, giàu đạm, giàu vitamin và khoáng chất.
Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp là: Các loại thức ăn đem phối trộn không bị mốc, sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Cách phối trộn như sau: Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch theo thứ tự loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít (như khoáng, vitamin…) phải trộn trước với một ít bột bắp hoặc cám để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để bảo đảm phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất), sau đó đóng thức ăn vào bao, khâu kín lại. Đặt bao thức ăn lên giá kê cách tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín hoặc ẩm ướt.
Quang Vinh
Nguồn: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu
- thức ăn chăn nuôi li>
- tacn li> ul>
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất