[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gia đình ông Nguyễn Lương Y ở thôn Bãi Đá, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) có kinh nghiệm gần 20 năm nuôi ong lấy mật. Bình quân mỗi năm ông Y nuôi gần 20 đàn, mỗi đàn kéo được 10-16 lít mật/năm, hàng năm bán ra thị trường gần 300 lít mật.
Ông Nguyễn Lương Y cùng gia đình đang tiến hành quay mật ong
Năm 2020, gia đình ông Nguyễn Lương Y được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang hỗ trợ 10 đàn ong nội, có nguồn gốc giống từ Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam). Sau 1 năm chăn nuôi, ông Y nhận thấy đàn ong này đã giúp giảm tỷ lệ cận huyết do trước gia đình chủ yếu có thói quen tự nhân giống. Nhận thấy sự khác biệt, ông Y đã vận động con cháu và các hộ dân xung quanh cùng nuôi ong lấy mật đem lại thu nhập khá và thị trường tiêu thụ được thuận lợi. Đến nay, gia đình phát triển được 37 đàn. Những năm gần đây được đánh giá là thời tiết thuận lợi, lượng hoa nhiều và cộng với đặc điểm chăm chỉ lao động của đàn ong, nên lượng mật khai thác được tương đối cao.
Cùng với ông Y, gia đình ông Khuyên ở thôn Thần Đồng, xã Bình Sơn, cũng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 10 đàn ong, đến nay gia đình ông Khuyên có tổng 40 đàn, mỗi năm bán ra thị trường khoảng 300 lít mật, với giá bán ổn định 150.000 đồng/lít đem lại thu nhập khoảng 40-50 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, chất lượng nguồn mật ong tùy thuộc vào thời gian khai thác mật. Mùa khai thác mật đạt hiệu quả cao nhất, chất lượng mật ngon nhất là vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm, lúc đó hoa rừng nở rộ khắp nơi, đến tháng 11 Đông Trí có mật nhưng hơi đắng, bởi ong hút mật hoa thập cẩm, các tháng còn lại khai thác được ít hơn bởi vụ Hè Thu hoa rừng ít đi. Sản lượng khai thác mật tùy theo lượng đàn, ong khỏe khai thác được nhiều mật hơn, đàn yếu và đàn ong bị bệnh thì không có mật.
Hiện nay nghề nuôi ong ở xã Bình Sơn mới phát triển và mật ong được coi là một trong những đặc sản của địa phương, nhưng một vấn đề đang đặt ra hiện nay là sản phẩm làm ra và bán trên thị trường chủ yếu là do hình thức tự phát. Người dân bán, thương nhân thu mua khi có nhu cầu nên mối liên hệ này chưa thật bền vững.
Ông Nguyễn Đình Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Bình Sơn, huyện Lục Nam cho biết: “Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ đàn ong về với Bình Sơn, chúng tôi nhận thấy chất lượng đàn ong tốt hơn so với đàn ong bản địa, từ chất lượng con giống đến sản lượng mật. Các hộ được tiếp cận dự án này đều có nguồn thu nhập cơ bản và nhân được giống trên địa bàn. Trong thời gian tới, địa phương mong muốn được tiếp cận thêm nhiều những mô hình khác do Trung tâm Khuyến nông triển khai”.
Mô hình nuôi ong nội bước đầu có khả năng nhân ra diện rộng. Thông qua hiệu quả kinh tế giúp người chăn nuôi thay đổi cách nghĩ trong sản xuất, nâng cao sự đầu tư khoa học kỹ thuật trong sản phẩm, thu hút vốn và nhân công nông nghiệp, tạo thu nhập ổn định cho người lao động ở địa phương tạo sinh kế và tận dụng lao động, giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, giải quyết những vấn đề bất cập trong môi trường hiện nay.
Hương Giang
Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Tin mới nhất
T6,11/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất