Sau một thời gian triển khai, đến nay hai dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt siêu nạc có quy mô lớn nhất tỉnh Bắc Kạn đã dần đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Trang trại của Công ty TNHH Nam Huế hiện chăn nuôi 03 lợn đực giống; 40 lợn nái cấp ông bà; 50 lợn nái bố, mẹ và khoảng 600 lợn thịt (giai đoạn I).
Mạnh dạn đầu tư
Trang trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt siêu nạc theo quy trình khép kín của Công ty TNHH Nam Huế tại tổ 1A, phường Đức Xuân (thành phố Bắc Kạn), là một trong hai dự án chăn nuôi hiện đại vào loại bậc nhất tỉnh ta hiện nay. Chủ trang trại Nguyễn Văn Nam dẫn chúng tôi tham quan một vòng, vừa đi, anh vừa kể về quá trình “bén duyên” với chăn nuôi của mình.
Từng là một cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, năm 2008, anh quyết định xin nghỉ việc nhà nước để về thành lập Công ty và làm đại lý chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi cho bà con nông dân. Sẵn có nguồn thức ăn cho gia súc, anh Nam quyết định mở thêm trang trại chăn nuôi lợn thịt siêu nạc, đồng thời ký cam kết nhận bao tiêu toàn bộ lợn cho các trang trại, gia trại của người chăn nuôi trong toàn tỉnh…
Năm 2017, Công ty Nam Huế lập dự án và được UBND tỉnh Bắc Kạn trao giấy chứng nhận đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm, lợn nái ngoại thuần trên diện tích đất rộng hơn 5,6ha tại tổ 1A, phường Đức Xuân (thành phố Bắc Kạn), với quy mô 1.200 lợn nái; 60 lợn đực giống và 6.000 con lợn thịt/lứa; tổng mức đầu tư hơn là 103 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu gần 19 tỷ đồng, số còn lại là vốn hỗ trợ và vốn vay.
Chủ trang trại Nguyễn Văn Nam chia sẻ: Chúng tôi đã triển khai đầu tư cho giai đoạn I như mở đường, san ủi mặt bằng, trồng cây xanh, xây dựng các nhà chăn nuôi, hệ thống xử lý chất thải và mua con giống… với số vốn bỏ ra ban đầu khoảng 30 tỷ đồng. Hiện nay, đội ngũ kỹ sư chăn nuôi – thú y và công nhân của trang trại đang chăn nuôi 03 lợn đực giống; 40 lợn nái cấp ông bà; 50 lợn nái bố, mẹ và khoảng 600 lợn thịt. Hiện tại đàn lợn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, riêng đàn lợn thịt có thể xuất chuồng trong năm nay. Anh Nam khẳng định, dự án sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định, sẽ đáp ứng nhu cầu lợn giống đảm bảo chất lượng, giúp cho bà con trên địa bàn tỉnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Bước đầu hoạt động hiệu quả
Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật liệu và khai thác thủy điện, năm 2016, Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn quyết định rẽ “tay ngang”, xây dựng dự án trang trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt siêu nạc theo quy trình khép kín trên diện tích đất rộng 3ha, tại xã Nông Thịnh (Chợ Mới), với tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh chăn nuôi của tỉnh. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2017 đến nay, Công ty đã trải qua những thăng trầm, biến động của thị trường, giá lợn xuống thấp khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự tính toán kinh doanh hợp lý, một mặt Công ty từng bước duy trì hoạt động chăn nuôi, mặt khác tích cực tìm thị trường đầu ra ổn định khi đến kỳ xuất bán đàn lợn… do đó đã đứng vững và bước đầu kinh doanh có lãi.
Song song với việc đầu tư kinh doanh chăn nuôi, các doanh nghiệp cũng hết sức chú trọng xây dựng hệ thống xử lý chất thải sau chăn nuôi, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Giám đốc Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn Hoàng Vũ Phong cho biết: Năm nay, hoạt động kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi của Công ty đã có những khởi sắc nhất định, giá lợn hơi siêu nạc xuất bán dao động từ 40.000 – 50.000 đồng/kg; giá lợn giống cũng đạt từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/con. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm của Công ty đạt gần 16 tỷ đồng; lợi nhuận đạt gần 1,5 tỷ đồng. Qua đó, tạo công ăn việc làm ổn định cho đội ngũ kỹ sư chăn nuôi và công nhân lao động là người địa phương có thu nhập ổn định từ 5 – 12 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, Công ty có thêm cơ hội thực hiện các hoạt động an sinh xã hội đối với chính quyền, nhân dân sở tại, như hỗ trợ làm nhà họp thôn, đóng góp làm đường nông thôn mới, tặng quà cho gia đình chính sách và hộ nghèo trong dịp lễ, tết.
Rất cần sự quan tâm của tỉnh
Đến nay, hai dự án trang trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt siêu nạc theo quy trình khép kín của Công ty TNHH Nam Huế và Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn bước đầu đi vào hoạt động ổn định, cơ bản hoàn thành được mục tiêu ban đầu của dự án đề ra. Đó là cung cấp nguồn giống lợn siêu nạc và thịt lợn siêu nạc phục vụ nhu cầu địa phương; tạo công ăn việc làm cho người lao động; hoạt động kinh doanh có lãi…
Để có được kết quả như hôm nay, các dự án đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của tỉnh và các ngành chức năng. Tuy nhiên, đối với Công ty TNHH Nam Huế, do nguồn vốn hạn chế nên chủ đầu tư trang trại đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuồng trại và đặc biệt là tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 nhằm nâng tổng quy mô chăn nuôi 1.200 lợn nái; 60 lợn đực giống và 6.000 con lợn thịt/lứa… Ngoài sự cố gắng của chủ đầu tư, rất cần sự quan tâm của tỉnh và các ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, lãi suất vốn vay từ các ngân hàng của tỉnh. Qua đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng vật nuôi, để các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh ta từng bước có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh./.
Quý Đôn
Nguồn: Báo Bắc Kạn
- chăn nuôi lợn li>
- nuôi lợn khép kín li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất