Ngày 20/5, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi.
Chỉ thị của Ban Bí thư về phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Theo đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ 1, coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc này, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và tổ chức xã hội,… tổ chức thực hiện khẩn trương, kiên quyết, đồng bộ các giải pháp do Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn về phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi; Quyết tâm khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo điều kiện tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ 2, lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn châu phi đã và đang xảy ra đối với các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. Động viên toàn Đảng, toàn dân, lực lượng vũ trang tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, giảm thiểu tổn thất về kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, thông tin kịp thời chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo tiêu thụ được thịt lợn, tranh gây hoang mang trong xã hội.
Thứ 3, cùng với việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi, cấp ủy tổ chức Đảng các cấp chỉ đạo việc chuẩn bị tốt các địa kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế, đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổ chức rút kinh nghiệm đợt phòng, chống dịch vừa qua để chủ động phát hiện sớm, thông tin kịp thời và có biện pháp sẵn sàng phòng, chống các loại dịnh bệnh khác có thể xảy ra đối với vật nuôi, cây trồng.
Thứ 4, UBND các tỉnh, thành phố đảm bảo kinh phí và các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi, các dịch bệnh động vật nói chung và nhanh chóng kiểm soát việc lây lan; Kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật Thú y, tăng cường năng lực thú y các cấp đủ sức thực thi nhiệm vụ.
Thứ 5, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về dịch tả lợn châu Phi; Động viên các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị chủ động tham gia vào công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo phòng, chống, khống chế dịch tại các cấp; Vận động kêu gọi các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ kinh phí, phương tiện, vật chất kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phòng, chống, khống chế dịch bệnh, giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại nặng nề trong đợt dịch này.
Thứ 6, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền cấp trên về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ và Chỉ thị này.
NGUYÊN HUÂN
Nguồn: nongnghiep.vn
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất