Bản tin thị trường thịt trong nước và quốc tế tháng 6.2021 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Bản tin thị trường thịt trong nước và quốc tế tháng 6.2021

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tháng 6/2021, giá thịt lợn thế giới giảm mạnh do Trung Quốc dư thừa nguồn cung thịt lợn, khiến cho nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm trong thời gian tới. Đối với thịt trường trong nước, giá lợn hơi trong nước tháng 6/2021 tiếp tục xu hướng giảm do thị trường tiêu thụ chậm dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống và du lịch bị giới hạn.

     

    Thị trường thế giới

     

    Trong tháng 6/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng giảm mạnh so với tháng 5/2021. Ngày 28/6/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 7/2021 dao động ở mức 101,7 UScent/lb, giảm 14,8% so với cuối tháng 5/2021, nhưng tăng 124,8% so với cùng kỳ năm 2020. Giá lợn tại Hoa Kỳ giảm mạnh sau khi lập đỉnh nhiều năm vào đầu tháng 6/2021, trong bối cảnh giá thịt lợn ở Trung Quốc lao dốc, làm suy yếu thị trường thịt lợn toàn cầu.

     

    Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng dưa thừa nguồn cung thịt lợn

    Giá lợn hơi ở Trung Quốc giảm mạnh, ảnh hưởng đến giá lợn hơi thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ.

     


    Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng dư thừa nguồn cung thịt lợn, dẫn đến giá lợn hơi giảm mạnh, tác động làm giá lợn hơi thế giới giảm, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Doanh số xuất khẩu thịt lợn của Hoa Kỳ cũng chậm lại trong những tuần gần đây.


    Theo báo cáo quý mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng thịt lợn toàn cầu dự báo tăng 5% trong năm 2021, lên 101,5 triệu tấn nhờ sự phục hồi sản xuất ở Trung Quốc và Việt Nam. Cụ thể, sản lượng thịt lợn tại Trung Quốc và Việt Nam dự báo tăng 11,4% và gần 5% so với năm 2020. Trong khi sản lượng tại Hoa Kỳ, Phi-líp-pin và Hàn Quốc dự báo giảm, lần lượt giảm 0,08%, 10,3% và 3,5%.

     

    Lượng tiêu thụ thịt lợn trong năm 2021 ước vẫn tăng khoảng 4,87% so với năm 2020, lên gần 101 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ tại Trung Quốc tăng gần 9%, mức tăng trưởng lớn nhất. Lượng tiêu thụ tại Phi-líp-pin ước tăng 5,3% so với năm 2020. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dự kiến giảm duy nhất tại Hoa Kỳ, giảm 0,4% trong năm 2021.


    Theo USDA, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2021 được dự báo giảm 1% so với năm 2020, xuống còn 11,5 triệu tấn, khi các nhà xuất khẩu hàng đầu như EU và Hoa Kỳ đều ghi nhận sự sụt giảm. Nguyên nhân là nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc dự báo giảm 8% nhờ sự phục hồi của hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, USDA dự báo xuất khẩu của các quốc gia Bra-xin, Mê-hi-cô và Nga tăng lần lượt 6,1%, 4,6% và gần 9% so với năm 2020.


    Ngành chăn nuôi Trung Quốc kêu gọi nông dân chăn nuôi lợn không hoảng loạn khi giá lợn sống tiếp tục giảm và các nhà đầu tư tiếp tục bán cổ phần tại các nhà sản xuất chăn nuôi lợn lớn. Giá lợn sống đã giảm tới 65% kể từ đầu năm 2021 tới nay do sản xuất nội địa tăng mạnh, trong khi nguồn cung từ thịt lợn nhập khẩu cao.


    Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 5/2021, Trung Quốc nhập khẩu 790 nghìn tấn thịt (bao gồm cả nội tạng), trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 7,8% về trị giá so với tháng 5/2020; Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 4,34 triệu tấn thịt, trị giá 13,99 tỷ USD, tăng 12,7% về lượng và tăng 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Ác-hen-ti-na và Đan Mạch.


    Riêng mặt hàng thịt lợn, tháng 5/2021, Trung Quốc nhập khẩu 370 nghìn tấn thịt lợn, trị giá 1,06 tỷ USD, giảm 2,2% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với tháng 5/2020; giá nhập khẩu trung bình đạt 2.544 USD/tấn, tăng 12,8% so với tháng 5/2020; Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 1,96 triệu tấn thịt lợn, trị giá 5,55 tỷ USD, tăng 14,2% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Bra-xin, Đan Mạch, Hoa Kỳ và Hà Lan… Trong đó, Tây Ban Nha là thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021, chiếm 33,2% trong tổng trị giá nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc.


    Tháng 5/2021, Trung Quốc cũng nhập khẩu 170 nghìn tấn thịt trâu, bò, trị giá 836,59 triệu USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với tháng 5/2020; giá nhập khẩu trung bình đạt 4.921 USD/tấn, tăng 4,7% so với tháng 5/2020. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh của Trung Quốc đạt 970 nghìn tấn, trị giá 4,62 tỷ USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Hoa Kỳ, U-ru-guay và Niu-Di-Lân…


    Trong đó, Bra-xin là thị trường lớn nhất cung cấp thịt trâu, bò cho Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021, chiếm 38,7% trong tổng trị giá nhập khẩu thịt trâu, bò của Trung Quốc.

     

    Thị trường trong nước

     

    Tháng 6/2021, giá lợn hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do thị trường tiêu thụ chậm dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát khiến các hoạt động ăn uống và du lịch bị giới hạn, bất chấp động thái tạm ngừng nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, trong khi nguồn cung được đảm bảo do người chăn nuôi dần hồi phục đàn, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra thuận lợi.


    Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên đẩy giá cám lên cao. Mặc dù khó khăn này chỉ là tạm thời, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn.

     

    Dự kiến giá lợn hơi sẽ phục hồi trở lại trong quý III/2021 nhờ dịch bệnh được kiểm soát, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, giá lợn hơi sẽ khó tăng đột biến. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở nên cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới. Do đó, người chăn nuôi cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi. Khi dịch Covid-19 ổn định, nhu cầu về thực phẩm cho các ngành chế biến, các nhà hàng, bếp ăn sẽ rất lớn.

    Tháng 5/2021, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 71,4 nghìn tấn, trị giá 138,08 triệu USD


    Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2021, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 71,4 nghìn tấn, trị giá 138,08 triệu USD, tăng 70,3% về lượng và tăng 117,1% về trị giá so với tháng 5/2020. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 307,42 nghìn tấn, trị giá 602,45 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và tăng 45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hà Lan và Ba Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho
    Việt Nam.


    Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng 5/2021, với 10,16 nghìn tấn, trị giá 21,82 triệu USD, tăng 282,1% về lượng và tăng 304,1% về trị giá so với tháng 5/2020, chiếm 14,2% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ thị trường Nga đạt 45,75 nghìn tấn, trị giá 97,49 triệu USD, tăng 493,2% về lượng và tăng 437,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.


    Trong tháng 5/2021, Việt Nam nhập khẩu 14,63 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 33,52 triệu USD, tăng 313,7% về lượng và tăng 249,4% về trị giá so với tháng 5/2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.291 USD/tấn, giảm 15,5% so với tháng 5/2020. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 63,5 nghìn tấn, trị giá 146,41 triệu USD, tăng 142,2% về lượng và tăng 130,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 5/2021,


    Việt Nam nhập khẩu thịt lợn sống ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 9 thị trường, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Ô-xtrây-li-a chiếm 37,8%; Canada chiếm 28%; Hoa Kỳ chiếm 18,7%; Đan Mạch chiếm 7,7% và Niu-Di-Lân chiếm 3,1%…


    Trong 5 tháng đầu năm 2021, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 27,41 nghìn tấn, trị giá 74,96 triệu USD, tăng tới 608,6% về lượng và tăng 544,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.751 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kỳ
    năm 2020.

     

    Tâm An

     

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 5/2021, Việt Nam xuất khẩu được 1,55 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 6,19 triệu USD, giảm 27,6% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với tháng 4/2021. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Công, Trung Quốc và Thái Lan… Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Công chiếm 57,6% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả nước với 895 tấn, trị giá 4,14 triệu USD, giảm 37,6% về lượng và giảm 14,1% về trị giá so với tháng 4/2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Công được 5,56 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 22,05 triệu USD.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.