Bản tin thị trường thịt trong nước và quốc tế tháng 9.2021 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bản tin thị trường thịt trong nước và quốc tế tháng 9.2021

    Trong tháng 9/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giảm mạnh trong 15 ngày đầu tháng, sau đó tăng trở lại; giá thịt lợn trong nước tiếp tục giảm so với tháng 8/201. Giá các loại thịt gia cầm ở miền Bắc có xu hướng tăng trở lại, trong khi giá tại miền Nam vẫn ở mức thấp do nhu cầu yếu.

     

    Thị trường thế giới

     

    Trong tháng 9/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giảm mạnh trong 15 ngày đầu tháng, sau đó tăng trở lại. Ngày 28/9/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 10/2021 dao động ở mức 90,2 UScent/lb, tăng 1,9% so với cuối tháng 8/2021và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020.

    Hiện thị trường thịt lợn thế giới đang biến động mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Tình trạng giết mổ hàng loạt do các đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang làm nguồn cung thịt lợn tăng mạnh, khiến giá bán giảm.

     

    Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Trung Quốc mới hạ mục tiêu quy mô đàn lợn nái trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 2025, khi nước sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới đặt mục tiêu đảm bảo nguồn cung và ổn định giá thịt lợn. Mục tiêu của quy mô chăn nuôi đàn lợn nái hiện khoảng 41 triệu con trong giai đoạn 2021- 2025 và sẽ không thấp hơn 37 triệu con. Quy mô đàn lợn nái của Trung Quốc trong tháng 8/2021 đã tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020.

     

    Xây dựng quy mô đàn lợn nái sẽ được phân chia thành 3 vùng nhằm giúp các nhà chức trách quản lý và đưa quy mô vào khoảng bình thường. “Khu vực xanh” sẽ quản lý quy mô đàn lợn nái trong khoảng bình thường và không cần bất cứ hành động can thiệp nào dù cần theo dõi định kỳ. Các nhà chức trách sẽ cần can thiệp nếu quy mô đàn bước vào “vùng vàng”, tức biến động mạnh, hoặc “vùng đỏ”, cho thấy “biến động quá mức”, hơn 10% quanh ngưỡng bình thường.

     

    Trung Quốc sẽ lưu trữ thông tin đối với các trại nuôi có quy mô hơn 500 con lợn đưa tới lò mổ hàng năm. Theo báo cáo quý mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng thịt lợn toàn cầu trong năm 2021 đã được điều chỉnh tăng gần 4% so với báo cáo hồi tháng 4/2021 lên 105,1 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng ở Trung Quốc tăng 8%, lên 43,8 triệu tấn. Tuy nhiên đàn lợn của thế giới dự kiến không thay đổi nhiều so với năm 2020, đạt hơn 1,17 tỷ con.

     

    Theo USDA, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2021 ước đạt 48 triệu tấn, tăng hơn 32% so với năm 2020. Nhập khẩu thịt lợn được dự báo giảm 10%, xuống 4,75 triệu tấn; trong khi xuất khẩu duy trì ổn định ở mức 100 nghìn tấn. Tổng lượng thịt lợn tiêu thụ trong nước cũng tăng 26,8% so với năm 2020, lên 52,65 triệu tấn. Số liệu được điều chỉnh tăng so với dự báo trước đó là hơn 48,6 triệu tấn.

     

    Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 8/2021, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 726,39 triệu USD, giảm 26,1% so với tháng 7/2021 và giảm 10,9% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt 8,13 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Bra-xin, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Hà Lan. Trong đó, Tây Ban Nha là thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm 32,5% tổng trị giá nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc, với 2,64 tỷ USD, tăng 76,2% so với cùng kỳ năm 2020.

     

    Đứng thứ hai là Bra-xin, trong 8 tháng đầu năm 2021 nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc từ Bra-xin đạt 1,18 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 14,5% tổng trị giá thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc.

     

    Tại EU, theo dự báo mới nhất của USDA, sản lượng thịt lợn của EU năm 2021 tiếp tục tăng. Trong khi xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc và Anh giảm, thì xuất khẩu sang các thị trường châu Á tăng (như Phi-líp-pin và Việt Nam). Tuy nhiên, dự báo năm 2022 sản lượng thịt lợn của EU sẽ giảm do giá thịt giảm và nguy cơ bùng phát dịch bệnh tả lợn châu Phi ở Trung Âu. Hiện nay, xuất khẩu thịt lợn của EU đã có thể cạnh tranh với các thị trường khác, tuy nhiên tình hình hiện tại rất mong manh do EU phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Để giảm sự phụ thuộc này, ngành chăn nuôi lợn của EU đang hướng tới đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

     

    Dự báo sản lượng lợn sẽ tăng ở các nước sản xuất lớn, ngoại trừ Đức. Năm 2021, lượng lợn nái tại EU tăng, tỷ lệ sinh sản tốt dẫn đến nguồn cung lợn giống đạt kỷ lục, tăng mạnh ở Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch và Ba Lan, Ý; ngược lại, giảm mạnh ở Hà Lan và Ru-ma-ni, do Chính phủ Hà Lan thực hiện chương trình giảm nuôi để giảm chất thải nitơ nông nghiệp; còn tại Ru-ma-ni thì nông dân đang thận trọng khi đối mặt với dịch tả ASF. Tuy nhiên, tại Bun-ga-ri sản lượng lợn đã phục hồi sau đợt dịch tả ASF.

     

    Bất chấp nhiều lời đề nghị của ngành chăn nuôi lợn, dự thảo của EU về lệnh cấm chăn nuôi lợn trong các trang trại của các công ty chế biến vẫn đang thực hiện. Số lượng lợn xuất chuồng sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm nay, chủ yếu ở Ba Lan, Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Bỉ và Hà Lan. Lượng lợn giết mổ ở Hà Lan và Bỉ tăng do việc giảm xuất khẩu lợn sang Đức (dịch ASF tác động đến xuất khẩu thịt lợn của Đức).

     

    Tại Ca-na-da, USDA dự báo sản lượng lợn của Cana-da năm 2022 sẽ tăng và lượng lợn nái sẽ tăng so với năm 2021, do Ca-na-da tăng công suất sản xuất và giết mổ. Dự báo xuất khẩu năm 2022 sẽ giảm do Ca-na-da gần đây đã xảy ra tranh chấp lao động ở miền Đông Ca-na-da, làm cho sản xuất bị gián đoạn trong hơn 4 tháng, do đó số lượng các đơn hàng xuất khẩu đã bị chuyển sang Hoa Kỳ nhiều hơn. Mặc dù lượng giết mổ tăng, nhưng dự báo sản lượng thịt lợn năm 2022 của Ca-na-da sẽ giảm 2% do gián đoạn vì dịch Covid-19 và tranh chấp lao động. Xuất khẩu thịt lợn năm 2021 vẫn ổn định do nhu cầu trên thế giới tăng vì tác động của dịch ASF đang diễn ra ở một số nước. Nhập khẩu cũng sẽ tăng để phục vụ tiêu dùng do sản lượng trong nước giảm.

     

    Thị trường trong nước

     

    Trong tháng 9/2021, lệnh hạn chế di chuyển tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục tác động tới hoạt động vận chuyển và tiêu thụ thịt lợn. Cùng với sản lượng tiếp tục phục hồi, giá lợn hơi tiếp tục giảm trên cả nước. Hiện giá lợn hơi tại các khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 44.000 – 49.000 đồng/kg, giảm 5.000-7.000 đồng/kg so với cuối tháng 8/2021; tại các khu vực vực miền Trung và miền Nam dao động trong khoảng 47.000 – 49.000 đồng/kg, giảm 4.000-6.000 đồng/kg so với cuối tháng 8/2021. Đây là mức giảm giá mạnh hơn so với các tháng trước, xu hướng giảm giá có thể kéo dài đến hết tháng 10/2021. Dự báo đầu tháng 11/2021, khi nhu cầu tăng theo quy luật thị trường, thì giá thịt lợn sẽ bắt đầu tăng trở lại.

     

    Giá các loại thịt gia cầm ở miền Bắc có xu hướng tăng trở lại, trong khi giá tại miền Nam vẫn ở mức thấp do nhu cầu yếu. Với việc giá gà giảm ở mức thấp, cộng thêm giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong thời gian này khiến người nuôi rất dè dặt tái đàn. Nhận định, nguồn cung thịt gà có thể sẽ thiếu trong thời gian tới, đặc biệt là gà ta vì hiện tại nhiều công ty đang bán trứng giống thành trứng thương phẩm.

     

    Thời gian qua, các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ khá lao đao vì giá lợn ở mức thấp trong nhiều tháng. Trong khi dịch ASF bùng phát trở lại tại một số địa phương và giá thức ăn chăn nuôi cao tiếp tục gây áp lực lên các công ty và hộ chăn nuôi.

     

    Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn. Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc và được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ 2 vào cuối năm 2021.

     

    Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thực phẩm trong nước. Sản lượng thịt lợn dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. OECD dự báo đối với thị trường gia cầm, sản lượng tiêu thụ trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm. Xu hướng tiêu thụ gia cầm trên thực tế vẫn tiếp tục gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, giá gia cầm trong nước đang chứng kiến xu hướng giảm trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.

     

    Tháng 8.2021: Việt Nam nhập khẩu 60,41 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt

     

    Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2021, Việt Nam nhập khẩu 60,41 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 112,29 triệu USD, giảm 25,2% về lượng và giảm 21,4% về trị giá so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 504,9 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 986,86 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Hoa Kỳ, Bra-xin, Ba Lan và Ấn Độ là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam.

     

    Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng 8/2021, với 10,49 nghìn tấn, trị giá 23,14 triệu USD, tăng 38% về lượng và tăng 31,2% về trị giá so với tháng 8/2020, chiếm 17,4% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng; Giá nhập khẩu bình quân nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ thị trường Nga ở mức 2.505 USD/ tấn, giảm 5% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ  thị trường Nga đạt 76,57 nghìn tấn, trị giá 166,07 triệu USD, tăng tới 199,5% về lượng và tăng 181,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

     

    Trong tháng 8/2021, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu, bò tươi đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn và thịt trâu có xu hướng giảm, trong khi nhập khẩu thịt bò vẫn tiếp tục tăng.

     

    Trong tháng 8/2021, Việt Nam nhập khẩu 14,56 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 33,52 triệu USD, giảm 26,5% về lượng và giảm 27,4% về trị giá so với tháng 8/2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.302 USD/tấn, giảm 1,2% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 109,99 nghìn tấn, trị giá 254,79 triệu USD, tăng 70,1% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 8/2021, nhập khẩu thịt lợn có xu hướng giảm do nhu cầu yếu, trong khi nguồn cung trong nước tăng. Trong 8 tháng đầu năm 2021, thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh chủ yếu được nhập khẩu từ Nga chiếm 40,7%; Bra-xin chiếm 14%; Ca-na-da chiếm 12,5%; Đức chiếm 11,6% và Ba Lan chiếm 5,3%…

     

    Tháng 8/2021, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 1,04 nghìn tấn

     

    Về xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 8/2021, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 1,04 nghìn tấn, trị giá 4,92 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 4,9% về trị giá so với tháng 7/2021. Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt giảm là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Thái Lan, Trung Quốc, Bỉ, Ca-na-da… giảm mạnh. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 12,03 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 45,45 triệu USD.

     

    Tháng 8/2021, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 13 thị trường. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Công nhiều nhất,chiếm 60,04% tổng lượng thịt và các sản phẩm thịt xuất khẩu của cả nước với 625 tấn, trị giá 3,33 triệu USD, tăng 59% về lượng và tăng 42,2% về trị giá so với tháng 7/2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021,

    Việt Nam xuất khẩu sang Hồng Công được 6,96 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 30,8 triệu USD. Thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu trong tháng 8/2021 là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh…

     

    Trong đó, thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất và được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Hồng Công, Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Công nhiều nhất, chiếm 50,95% tổng lượng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh xuất khẩu của cả nước trong tháng 8/2021.

     

    Nguồn: Bản tin Thị trường Nông Lâm Thủy sản (Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương) ngày 30.9.2021

     

    Tháng 8/2021, Việt Nam nhập khẩu 60,41 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt

     

    Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2021, Việt Nam nhập khẩu 60,41 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 112,29 triệu USD, giảm 25,2% về lượng và giảm 21,4% về trị giá so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 504,9 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 986,86 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Hoa Kỳ, Bra-xin, Ba Lan và Ấn Độ là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.