Các dự án dù được hưởng nhiều ưu đãi nhưng đóng góp ngân sách hạn chế, hiệu quả an sinh xã hội chưa cao; nhiều dự án gây ô nhiễm môi trường sống của người dân.
Ưu tiên thu hút đầu tư lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao, chỉ trong thời gian ngắn, tỉnh Gia Lai có 46 dự án được chấp thuận đầu tư. nhưng khi các dự án đi vào hoạt động, lĩnh vực này đang bộc lộ nhiều bất cập như hưởng nhiều ưu đãi nhưng đóng góp ngân sách hạn chế, hiệu quả an sinh xã hội chưa cao; nhiều dự án gây ô nhiễm môi trường sống của người dân.
Mấy tháng nay, hơn 700 hộ dân người Dao tại thôn Đoàn Kết, xã Ia Piơr, huyện biên giới Chư Prông phải sống chung với mùi hôi thối nồng nặc từ 3 trang trại chăn nuôi heo mới đi vào hoạt động. Anh Hoàng Văn Niên, ở thôn Đoàn Kết cho biết, thời điểm khó chịu nhất là từ tối tới đêm. bà con chỉ biết đóng chặt cửa, đeo khẩu trang, thậm chí cả lúc ngủ.
Xung quanh thôn Đoàn Kết, xã Ia Piơr có tới 7 trang trại nuôi heo. Ảnh: Nguyễn Thảo.
Hiện ở xã Ia Piơr có 14 dự án chăn nuôi đã và đang xây dựng. Xã giáp ranh là Ia Lâu có 19 dự án. Anh Hoàng Văn Niên lo lắng về cuộc sống của gia đình khi toàn bộ các dự án chăn nuôi đi vào hoạt động:
“Khi DN chuẩn bị hoạt động, họ hứa mô hình chăng nuôi không có mùi, tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhưng bây giờ DN không tạo được công ăn việc làm mà chỉ thấy mùi. Mới có mấy trại hoạt động đã ô nhiễm như vậy, sau này thêm mấy trại nữa người dân không biết sống kiểu gì”, anh Niên cho biết.
Nhận thông tin từ người dân, đầu tháng 4/2023, UBND xã Ia Piơr đã có buổi làm việc với đại diện 3 dự án chăn nuôi heo đã đi vào hoạt động. Biên bản làm việc nêu rõ: Hệ thống xử lý chất thải chưa hoàn thiện, nhưng có trang trại đã hoạt động 3 tháng, nuôi hàng chục nghìn heo thịt.“Đề nghị cấp trên thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá cụ thể khi các trang trại hoàn thiện phải đảm bảo mới cho hoạt động. Như hiện nay, cấp uỷ chính quyền địa phương rất khó vì xã không có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực này và xã cũng không đủ thẩm quyền”, ông Bùi Văn Phụng – Bí thư Đảng uỷ xã Ia Piơr cho biết.
Hiện toàn tỉnh Gia Lai có 46 dự án chăn nuôi được phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó có 16 dự án đi vào hoạt động. Việc phát triển ồ ạt các dự án chăn nuôi đã bộc lộ nhiều bất cập sau quá trình kiểm tra, rà soát tổng thể vào cuối năm 2022. Theo đó, hầu hết các dự án chỉ có trang trại thiếu những cơ sở phụ trợ như sản xuất thức ăn, chế biến sản phẩm, hay sản xuất thành phẩm từ chất thải chăn nuôi. Vì vậy, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng và việc làm cho người lao động ở địa phương.
Bên cạnh đó, một số dự án được hưởng ưu đãi thu hút đầu tư, nhưng xây dựng xong không trực tiếp chăn nuôi mà lại cho thuê. Nhiều dự án đi vào vận hành khi chưa đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường. Cá biệt có trường hợp chỉ xây chuồng trại nuôi nhốt, mà không đầu tư hệ thống xử lý chất thải.
Bên trong trang trại chăn nuôi Nguyên Bảo – nơi UBND xã Ia Piơr phát hiện hoạt động khi hệ thống xử lý chất thải chưa hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Thảo.
Các dự án hiện có tổng quy mô hơn 43.000 con, cung cấp hàng chục nghìn tấn thịt và sữa mỗi năm. Tuy vậy, mới chỉ đóng góp cho ngân sách tỉnh Gia Lai 17 tỷ đồng, chủ yếu là các loại thuế thuê đất và các khoản phí.
Nhằm khắc phục những tồn tại này, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tiếp tục hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục theo quy định; thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; truy thu thuế đối với một số dự án.
Ông Đinh Hữu Hoà – Phó Giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai cho biết, đối với ngành chăn nuôi, Sở tham mưu UBND tỉnh thận trọng trong thu hút dự án, chỉ thu hút những dự án lớn, chăn nuôi khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo môi trường và các dự án gắn với việc chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi để đảm bảo có giá trị; không thu hút những dự án nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu./.
Nguyễn Thảo
VOV-Tây Nguyên
- dự án chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất