[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhằm hỗ trợ các chuyên gia chăn nuôi thực hiện cam kết đảm bảo trạng thái thể chất khỏe mạnh và tinh thần thoải mái cho đàn vật nuôi, Bayer phối hợp cùng Tổ chức Nông dân Thế giới triển khai sáng kiến toàn cầu Care4Cattle. Bayer tài trợ 30.000 Euro cho những sáng kiến giúp nâng cao sức khỏe và phúc lợi của động vật.
Phúc lợi động vật tốt đồng nghĩa với động vật có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Những cải tiến về sức khỏe và phúc lợi của động vật là một quá trình đang được triển khai và đòi hỏi sự hợp tác cũng như sự cam kết của các bên liên quan. Sáng kiến Care4Cattle sẽ hỗ trợ các bác sĩ thú y, người chăn nuôi và các nhà khoa học đang công táctrong lĩnh vực chăn nuôi với mục tiêu nâng cao sức khỏe của bò sữa và bò thịt theo phương thức tiên tiến và thực tiễn ở quy mô trang trại.
Sáng kiến Care4Cattle sẽ hỗ trợ các bác sĩ thú y, người chăn nuôi và các nhà khoa học đang công táctrong lĩnh vực chăn nuôi với mục tiêu nâng cao sức khỏe của bò sữa và bò thịt
Dirk Ehle, Giám đốc nhánh Thuốc Thú Y của Bayer cho biết: “Care4Cattle là đóng góp mới của chúng tôi nhằm nâng cao sức khỏe và phúc lợi động vật, và chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Tổ chức Nông dân Thế giới. Thông qua Care4Cattle, chúng tôi có thể hỗ trợ các chuyên gia chăn nuôi, vốn luôn nỗ lực trong việc nâng cao sức khỏe và phúc lợi động vật, và khuyến khích các suy nghĩ sáng tạo, cũng như giúp hiện thực hóa các ý tưởng tuyệt vời vì lợi ích của động vật. Quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi của động vật là việc đúng đắn cần làm”.
Theo De Jager, Chủ tịch Tổ chức Nông dân Thế giới chia sẻ: “Sức khỏe và phúc lợi động vật ngày càng được chú trọng trên toàn thế giới. Việc thực hiện hiệu quả các tiêu chuẩn bền vững về sức khỏe và phúc lợi động vật yêu cầu sự đổi mới liên tục, đồng thời cần sự hợp tác mạnh mẽ giữa người chăn nuôi, ngành chăn nuôi, các cơ quan ban ngành và cộng đồng. Vì các lý do trên chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng Bayer trong chương trình này. Nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho đàn bò nuôi ở trang trại không những mang lại lợi ích cho động vật mà còn là lợi ích cho người chăn nuôi”.
Về Care4Cattle
Sáng kiến Care4Cattle cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi để thúc đẩy sự tiến bộ của ngành chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở trang trại. Bayer tài trợ 30.000 Euro để hỗ trợ các dự án được lựa chọn bởi ban giám khảo bao gồm các chuyên gia độc lập về sức khỏe và phúc lợi động vật, cùng với các đại diện từ Tổ chức Nông dân Thế giới và Bayer.
Bayer tài trợ 30.000 Euro hỗ trợ các dự án được lựa chọn
Quỹ Care4Cattle kêu gọi bài dự thi từ: chủ trang trại, người chăm sóc đàn vật nuôi; các bác sĩ thú y làm việc chặt chẽ với người chăn nuôi để thực hiện các tiến bộ nhằm nâng cao sức khỏe và phúc lợi động vật; cũng như các nhà nghiên cứu; sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực thuốc thú y hay khoa học về động vật có làm việc với người chăn nuôi trong các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe và phúc lợi của đàn bò.
Các dự án tham gia cuộc thi cần thể hiện tính sáng tạo, phương pháp bám sát thực tế để nâng cao sức khỏe và phúc lợi của bò nuôi ở trang trại. Hạn chót nộp bài dự thi là 25 tháng 6 năm 2018. Tìm hiểu thêm thông tin về Care4Cattle cũng như cách thức tham dự chương trình tại http://go.bayer.com/Care4Cattle.
Về Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
WFO, Tổ chức Nông dân Thế giới, là một Tổ chức Quốc Tế của Người Nông dân và vì Người nông dân, với mục tiêu gắn kết các nhà sản xuất và các hợp tác xã nông nghiệp nhằm phát triển các chính sách ủng hộ và hỗ trợ người nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới.
Về Bayer
Bayer là Tập đoàn toàn cầu có chuyên môn trong các lĩnh vực về Khoa học Đời sống, bao gồm Chăm sóc Sức khỏe và Nông nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ của Tập đoàn được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đồng thời, Tập đoàn hướng đến việc tạo ra giá trị thông qua các hoạt động sáng tạo, tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xem thông tin chi tiết : TẠI ĐÂY
BAYER
- bayer li>
- trang trại li>
- bò li>
- sáng kiến li>
- Care4Cattle li>
- cải tiến li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất