Thời gian qua, nông dân xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trang trại bò của anh Lưu Văn Cỏi
Nhiều nông dân đã thay đổi tập quán từ sản xuất riêng lẻ sang tập trung, với quy mô lớn. Tiên phong là hộ anh Lưu Văn Cỏi, sinh năm 1966, ở ấp Giồng Ao với nuôi bò sinh sản duy trì số lượng từ 120 – 150 con (Trang trại Phạm Trần Lưu). Mô hình này vừa được công nhận “vua” sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre năm 2017.
Anh Lưu Văn Cỏi bắt đầu nuôi bò năm 2002, từ 3 – 5 con theo quy mô hộ gia đình. Qua thời gian nuôi, thấy lợi nhuận khá cao, năm 2006, sau khi bàn bạc với gia đình và được sự hỗ trợ nguồn vốn của người chú, anh tiếp tục đầu tư chuồng trại, tăng đàn lên gần 100 con bò sinh sản, thuê diện tích đất để trồng cỏ. Anh Cỏi đã đầu tư kinh phí xây dựng 2 hầm biogas có thể tích 50m3 để xử lý chất thải và tận dụng khí thải làm chất đốt phục vụ sinh hoạt gia đình.
Anh Cỏi đã tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và lai tạo giống bò mới cho năng suất, chất lượng cao do các ngành chức năng phối hợp với Hội Nông dân xã An Hiệp tổ chức. Đồng thời, anh còn thường xuyên cập nhật thông tin giá bò trên thị trường. Năm 2009, anh phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lai tạo đàn bò nền với các giống bò nhập từ nước ngoài thông qua phương pháp gieo tinh nhân tạo để tạo ra đàn bò có sản lượng và chất lượng thịt cao. Trong quá trình lai tạo, anh giảm bớt đàn bò kém chất lượng, tuyển chọn và nhân đàn những con có khả năng sinh sản tốt, khỏe và nuôi con giỏi. Từ đó, đàn bò của trang trại anh duy trì từ 120 – 150 con; trong đó, số bò cái sinh sản (lai sind và Bramand) vẫn ổn định gần 80 con.
Trong chăn nuôi, anh rất quan tâm đến công tác vệ sinh chuồng trại, khử độc, tiêm phòng đúng định kỳ theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y xã. Điểm nhấn của anh Cỏi trong chăn nuôi bò là dành diện tích đất hợp lý làm sân cho đàn bò vận động và phơi nắng mỗi ngày. Anh sử dụng thức ăn có sẵn tại địa phương như cỏ tươi, hèm; thức ăn hỗn hợp gồm cám dừa, gạo nấu không trộn lẫn với thức ăn công nghiệp. Quy trình và chế độ ăn uống của đàn bò được khép kín theo thời gian và trọng lượng của từng con bò. Nhờ có khâu chăm sóc và vệ sinh chuồng trại tốt nên đàn bò sinh trưởng và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Giá trị mỗi con bò bán ra thị trường cao hơn từ 1 – 2 triệu đồng so với các hộ dân khác trên địa bàn xã. Ngoài ra, trang trại anh được các hộ dân trong và ngoài xã đến tham quan học hỏi. Đây cũng là nơi cung cấp số lượng đàn bò cái giống cho các tỉnh như: An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Thuận, Phú Yên…, góp phần thực hiện chuỗi giá trị con bò của tỉnh.
Mô hình nuôi bò của anh Cỏi đã đem lại lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm. Có tiền tích lũy, anh đã mạnh dạn thuê, nâng tổng diện tích lên 1,2ha đất trồng cỏ, đáp ứng đủ thức ăn cho bò. Mô hình của anh đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 10 lao động, thu nhập từ 50 – 60 triệu đồng/người/năm. Anh đã đăng ký với ngành chức năng thực hiện các yêu cầu, quy định như: nâng cao chất lượng đàn bò, đa dạng giống bò thương phẩm, ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo môi trường.
Hàng năm, gia đình anh Cỏi đã tích cực tham gia đóng góp các phong trào của địa phương hơn 100 triệu đồng, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội cho địa phương trong và ngoài xã. Anh nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, huyện, xã.
Cuối năm 2016, anh Lưu Văn Cỏi là nông dân đầu tiên của huyện Ba Tri được UBND huyện trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Bò Ba Tri”. Hơn nữa, thời gian qua, anh không ngừng nỗ lực, cố gắng trong phát triển sản xuất, tạo mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo được sự lan tỏa trong nông dân. Anh là 1 trong 7 nông dân được tôn vinh “vua” sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre năm 2017.
Văn Bình
- chăn nuôi bò li>
- bò ba tri li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất