[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 07/08/2020, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có chỉ thị số 5277/CT-BNN-TY về việc “Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh Dại ở động vật”.
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thú y và y tế của địa phương, tình hình bệnh Dại có chiều hướng gia tăng trong năm 2020, cụ thể: Trong gần 7 tháng đầu năm 2020, cả nước đã ghi nhận 48 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 22 tỉnh, thành phố, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 (04 ca); đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2019 đến nay đã phát hiện 27 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại (bao gồm các tỉnh: Cà Mau 22 ca, Kiên Giang 02 ca, Trà Vinh 02 ca và Bạc Liêu 01 ca).
Tình hình bệnh Dại có xu hướng gia tăng
Nguyên nhân gia tăng số người tử vong vì bệnh Dại và số chó, mèo dương tính với vi rút Dại là do các địa phương chưa tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y (trong đó có các quy định về quản lý đàn chó, phòng, chống bệnh Dại tại Thông tư số 07/2016/TTBNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn); chưa tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ 12 giải pháp đã được nêu rất cụ thể trong Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021 được ban hành kèm theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại; các văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tăng cường phòng, chống bệnh Dại của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Để khẩn trương tổ chức kiểm soát tốt bệnh Dại, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và ủy ban nhân dân các cấp tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về quản lý đàn chó, phòng, chống bệnh dại theo đúng quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y, Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng thực hiện những nội dung sau đây:
- Đối với các địa phương đang có ổ dịch bệnh Dại trên động vật, cần khẩntrương xử lý dứt điểm các ổ dịch; không để dịch bệnh lây lan và phát sinh các ổ dịch mới. Hằng ngày, báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống cho các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và chính quyền các cấp.
2. Rà soát, bổ sung, xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh Dại tại địa phương, trong đó có: Hỗ trợ vắc xin Dại tiêm phòng cho động vật trên địa bàn; tổ chức chủ động giám sát lưu hành mầm bệnh Dại để cảnh báo cộng đồng; tổ chức rà soát, thống kê chính xác số hộ nuôi chó ở từng khu dân cư, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin Dại; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, chấp hành việc xích, nhốt; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó theo quy định; thành lập và có cơ chế cho các đội xử lý chó thả rông, đặc biệt tại các khu vực đô thị.
3. Tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định.
4. Triển khai truyền thông sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại tại cộng đồng và quản lý chó nuôi.
5. Tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về phòng, chống bệnh Dại và quản lý chó nuôi.
6. Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp làmtrưởng đoàn phối hợp với các đơn vị chuyên môn như thú y, y tế đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại tại cơ sở và điều tra các trường hợp chó Dại cắn gây thương vong trên người.
7. Tổ chức rà soát, tổng hợp báo cáo các kết quả thực hiện công tác quản lý đàn chó, phòng, chống bệnh Dại theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Tâm An
- bệnh dại li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất