[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các công ty thức ăn chăn nuôi tại Canada được khuyến khích tiếp tục thực hành an toàn sinh học nghiêm ngặt và phê chuẩn nhà cung cấp rà soát các tiêu chuẩn khi bệnh Dịch tả heo châu Phi vừa bùng phát, sẽ là cơ hội để đánh giá lại các tiêu chuẩn phòng dịch và xác định cơ sở để gia tăng tiêu chuẩn. Điều này, cần phải được thực hiện bởi các công ty thức ăn chăn nuôi lẫn nhà chăn nuôi để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Canada đang làm gì để đối phó với bệnh Dịch tả lợn châu Phi vừa bùng phát tại châu Âu?
An toàn thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi là trọng tâm của ngành thức ăn chăn nuôi tại Cannada. Hiệp hội dinh dưỡng động vật Canada đã phát hành Hướng dẫn An toàn sinh học cho các công ty thức ăn chăn nuôi. Cuốn hướng dẫn này đã được chia sẻ đến các thành viên cũng như cho công chúng tại trang web của Hiệp hội. Các công ty thức ăn chăn nuôi tại Canada được khuyến khích tiếp tục thực hành an toàn sinh học nghiêm ngặt và phê chuẩn nhà cung cấp rà soát các tiêu chuẩn khi bệnh Dịch tả heo châu Phi vừa bùng phát, sẽ là cơ hội để đánh giá lại các tiêu chuẩn phòng dịch và xác định cơ sở để gia tăng tiêu chuẩn. Điều này, cần phải được thực hiện bởi các công ty thức ăn chăn nuôi lẫn nhà chăn nuôi để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chiến lược nào để có thể sử dụng để giảm thiểu nguy cơ từ bệnh Dịch tả heo châu Phi?
Các nghiên cứu về chiến lược vẫn đang được tiến hành. Hiện chưa có phụ gia thức ăn chăn nuôi tại Canada hoặc Hoa Kỳ nào được chứng nhận có thể giảm thiểu nguy cơ đang được đánh giá.
Trong giai đoạn này, cần thiết là có những chương trình quản lý nhà cung ứng mạnh mẽ cho nhà cung ứng quốc tế cũng như nội địa có khả năng đang phân phối các sản phẩm từ nước ngoài vào thị trường Canada. Hãy đặt những câu hỏi quan trọng để đảm bảo an toàn sinh học trong suốt chuỗi cung ứng bao gồm nguồn gốc, sản xuất, vận chuyển và lưu trữ là tối cần thiết. Nhà cung ứng mạnh mẽ, đặc biệt từ những nước đang trong vùng dịch, sẽ giảm thiểu khả năng thức ăn chăn nuôi bị lây nhiễm sẽ ảnh hưởng đến Canada.
Sản phẩm nào từ Trung Quốc và lý do?
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có khả năng cao đến từ Trung Quốc bao gồm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sử dụng trong sản xuất thịt hữu cơ (Theo yêu cầu dành cho các nguyên liệu không biến đổi – gene) cũng như một số vitamins, vi khoáng, và amino acid. Trong một số trường hợp têu biểu như Vitamin, thông thường sẽ ít có lựa chọn cho nguồn cung cấp dự phòng. Các quyết định thay đổi dây chuyền sản xuất để không sử dụng nguyên liệu nguồn gốc Trung Quốc cần được tính toán từng trường hợp một, và chắc chắn không phải là một quy trình nhanh chóng, tết kiệm, đơn giản hay luôn sẵn có.
Những nguyên liệu nào có nguy cơ cao nhất?
Nguyên liệu đến từ các nước có dịch luôn có nguy cơ, tuy vậy không phải các nguyên liệu nào cũng có nguy cơ cao. Nếu bạn không chắc về mức độ nguy cơ của nguyên liệu của bạn, hãy sử dụng bảng đối chiếu để có thể có thông tin chính xác nhất.
Tại hội nghị Leman Swine Conference 2018, những nhà nghiên cứu hàng đầu đã đề xuất một hệ thống phân loại nguyên liệu thức ăn thành các mức thấp, trung bình và cao trong trường hợp không có đánh giá đầy đủ. Thông thường, các nguyên liệu có nguy cơ cao nhất là các sản phẩm được sản xuất số lượng lớn (DDGs, bánh đậu nành hữu cơ) từ những quốc gia bị dịch. Các nguyên liệu thuộc diện có nguy cơ trung bình là các nguyên liệu không đáp ứng các yêu cầu an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, trong khi đó các nguyên liệu được sản xuất trong quy trình có đảm bảo an toàn sinh học sẽ được đánh giá là có nguy cơ thấp. Đảm bảo an toàn sinh học sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
ASF có thể tồn tại bao lâu trong thức ăn?
Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành; tuy nhiên có thể nhận thấy sự tồn tại của ASF phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này bao gồm yếu tố về môi trường như là thời gian, độ ẩm, độ pH, và nhiệt độ. Như trong những nghiên cứu gần đây của Dr. Sco Dee và cộng sự năm 2018, ASF có thể tồn tại rất khá ổn định trong môi trường vận chuyển trong ít nhất là 30 ngày. Khả năng đặc biệt của virus ASF cho phép có thể tồn tại trong các thùng hàng rỗng lên đến 30 ngày trong điều kiện không có thức ăn và nguyên liệu cũng đã được xác định, đồng nghĩa với các quy tắc an toàn sinh học và quản lý nhà cung cấp cần phải tính đến tất cả các yếu tố liên quan trong cả quá trình (bao gồm cả đóng gói, dụng cụ) và cả người ra vào trang trại. Do virus có thể tồn tại một cách mạnh mẽ trong môi trường, việc quản lý nguồn gốc và ngăn chặn lây lan sẽ là cách thức giảm thiểu nguy cơ một cách hiệu quả.
Có phương thức nào xác định virus ASF trong thức ăn hoặc nguyên liệu chưa?
Các nghiên cứu vẫn đang được gấp rút tiến hành, nhưng hiện tại vẫn chưa có cách thức nào có thể phát hiện ASF trong thức ăn và nguyên liệu. Trong lúc này, các phương thức xác định chỉ có thể tiến hành trên heo tại các phòng thí nghiệm, và không có cách thức xác định trong thức ăn hoặc nguyên liệu thức ăn.
Một nhóm các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã yêu cầu phương thức thử nghiệm ASF qua phản ứng chuỗi Polymerase (PCR). Cần lưu ý rằng USDA và FDA đã phát hiện ra có một số khác biệt trong số liệu, và vẫn chưa xác định được phương thức thử nghiệm ASF trong thức ăn. Do đó họ không khuyến cáo kiểm tra ASF cho nguyên liệu nhập khẩu vào lúc này. Có một số cân nhắc về hành chính xác trong các phương thức kiểm tra, số lượng các phòng thí nghiệm có thể tến hành, cũng như hệ lụy thương mại nếu kết quả kiểm tra dương tính không chínhxác. Điều này phù hợp với nguyên tắc quản lý của chính phủ Canada.
Là nhà sản xuất thức ăn, tôi cần truy vấn nhà cung cấp những gì?
Những câu hỏi thường gặp được liệt kê sau đây. Điều quan trọng là thấu hiệu chuỗi cung ứng của bạn một cách đầy đủ (bao gồm nguồn gốc, vận chuyển, lưu trữ và quản lý) và tin tưởng rằng quản lý an toàn sinh học được thực hiện nghiêm ngặt ở tất cả các bước. Nếu có nghi ngờ, những câu hỏi sâu hơn, đánh giá, kiểm tra,… sẽ cần được tến hành:
- Bạn có biết nguồn gốc các nguyên liệu của bạn (từ sản xuất)?
- Bạn mua những nguyên liệu từ đâu?
- Nhà cung cấp của các bạn lấy từ đâu?
- Nguyên liệu có bị trộn lẫn với nguyên liệu khác trong quá trình không?
- Những nguyên tắc an toàn sinh học nào được thực hiện tạ i từng địa điểm?
- Bạn sử dụng bao bì hay bình chứa? Chúng có p hải là dùng một lần không?
CHÚ Ý: Lưu ý các vấn đề về nguồn gốc, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng các
- Bạn có sử dụng nguyên liệu ngoại nhập?
- Nguyên liệu nào của các bạn được nhập từ vùng có dịch (như Trung Quốc)? Và cách thức để giảm thiểu nguy cơ lây lan là gì?
- Những nguyên tắc giảm thiểu lây lan nào được áp dụng đối với các nguyên liệu được nhập khẩu từ các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao?
- Những quy trình nào của công ty bạn được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát các nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc?
- Bạn có sử dụng các nguyên liệu thô không? Nếu có, nguồn gốc của những nguyên liệu trên ở đâu? Bạn có sử dụng đơn vị vận chuyển không? Nếu có thì đơn vị vận chuyển này có nguồn gốc từ đâu?
- Các nhà cung cấp được lựa chọn thế nào?
- Nguyên liệu của bạn có đến từ nhà cung cấp có danh tiếng? Và nguồn nguyên liệu của họ có thể được truy xuất nguồn gốc rõ ràng?
- Nhà cung cấp bạn có giấy chứng nhận bên cung cấp thứ 3? ( FedAssure, ISO, FAMI-QS, GMP+, SafeFeed/SafeFood, SQF)?
CHÚ Ý: Các nguyên tắc an toàn thức ăn (Kiểm soát sâu bệnh, phê duyệt nhà cung cấp, quản lý quy trình, vệ sinh và đào tạo) cũng là nguồn đảm bảo an toàn sinh học tốt.
- Có đủ chương trình thử nghiệm để kiểm soát các tuyên bố của nhà cung cấp về nguồn nguyên liệu và sản phẩm hoàn chỉnh hay không?
- Bạn có chương trình an toàn sinh học nào không? Có thể truy xuất nguồn gốc không?
- Bạn có rà soát lại các quy trình và tiêu chuẩn của bạn sau khi có thông tin về sự bùng phát của Dịch tả Châu Phi gần đây?
Hồ Khoa – Công ty Alltech Việt Nam
Dịch từ tài liệu của Hiệp hội dinh dưỡng động vật Canada
- thức ăn chăn nuôi li>
- chống dịch tả heo châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất